Sau khi thành lập công đoàn thì việc tiến hành các cuộc họp ban chấp hành công đoàn là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, với mục đích ghi lại các thông tin quan trọng cũng như ý kiến thống nhất của các thành phần tham gia trong cuộc họp thì việc lập biên bản họp ban chấp hành công đoàn hàng tháng là việc không thể thiếu. Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây về biên bản họp ban chấp hành công đoàn hàng tháng.
Mẫu biên bản họp ban chấp hành công đoàn hàng tháng
1. Công đoàn là gì?
Căn cứ Khoản 3 Điều 3, Bộ Luật Lao động 2019 quy định về tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở như sau :
Điều 3. Giải thích từ ngữ
“Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sởlà tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.”
Như vậy, công đoàn có thể hiểu là tổ chức đại diện cho người lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
2. Biên bản họp ban chấp hành công đoàn là gì ?
Biên bản họp ban chấp hành công đoàn là một biên bản được lập ra trong muỗi cuộc hội ban chấp hành công đoàn hàng tháng. Người lập biên bản họp ban chấp hành công đoàn sẽ ghi lại:
Ghi lại nội dung trình tự cuộc họp tổ công đoàn cơ sở
Ghi lại những người, thành phần tham gia cuộc họp
Địa điểm và thời gian họp
Ý kiến đóng góp của những người tham gia cuộc họp công đoàn.
3. Mục đích mà biên bản họp ban chấp hành công đoàn lập ra
Để tìm hiểu về lý do mục đích mà biên bản họp tổ công đoàn lập ra thì chúng ta cần phải dục quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. như sau:
- Tuyên truyền, phổ biến, vận động người lao động thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn và nội quy, quy chế của doanh nghiệp
Ban chấp hành công đoàn còn đại diện tập thể người lao động
- Thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể phối hợp với người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động thực hiện quy chế dân chủ
- Đại diện cho tập thể người lao động tham gia giải quyết các tranh chấp lao động
- Tập hợp yêu cầu, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động, tổ chức đối thoại giữa người lao động và người sử dụng lao động, chăm lo đời sống vật chất tinh thần đối với người lao động vận động người lao động tham gia các hoạt động văn hóa thể thao xã hội giúp đỡ người lao động trong nghề nghiệp trong cuộc sống
Giám sát việc thực hiện pháp luật có liên quan đến quyền nghĩa vụ với lao động và công đoàn
Tham gia xây dựng các nội qui, quy chế có liên quan đến quyền lợi ích của người lao động
Giám sát công tác an toàn vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động trong doanh nghiệp.
Việc lập biên bản họp tổ công đoàn là một trong những cách lưu lại nội dung cũng như tiến trình của cuộc họp dưới dạng văn bản với mục đích nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chấp hành công đoàn cũng như giải quyết những vấn đề tranh chấp phát sinh của người lao động.
4. Nội dung mẫu biên bản họp tổ công đoàn
Biên bản họp tổ công đoàn sẽ bao gồm những nội dung như sau:
Quốc hiệu tiêu ngữ vào ngày tháng năm lập biên bản
Thông tin về công đoàn
Tên của biên bản họp công đoàn
Thời gian địa điểm tiến hành cuộc họp
Thành phần tham dự người chủ trì cuộc họp
Nội dung biên bản
Người viết biên bản họp và người chủ trì sẽ ký tên.
5. Mẫu biên bản họp tổ công đoàn
CÔNG ĐOÀN……………….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG
……………………………. |
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: /BB-CĐCS | , ngày tháng năm 2013 |
BIÊN BẢN
Về việc Họp Công đoàn cơ sở tháng…………..
I.Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự
– Thời gian bắt đầu:…………………………………
– Địa điểm:……………………………
– Thành phần tham dự: Số lượng/Tổng số; vắng: số lượng; tên người vắng, lí do
– Chủ trì:……………………
– Thư ký (người ghi biên bản):……………………
- Nội dung (theo diễn biến cuộc họp/ hội nghị có thể gồm các phần sau):
1.Sinh hoạt văn bản
Đ/c Nguyễn Văn A sinh hoạt các văn bản chỉ đạo, chế độ chính sách mới ban hành gồm (liệt kê tên các văn bản)….
2.Sơ kết tháng qua và phương hướng tháng tới
Đ/c Trần Thị B thông qua báo cáo tháng…., chương trình hoạt động tháng… (đính kèm)
3.Thảo luận
3.1. Đ/c Lê Văn C gợi ý thảo luận gồm các nội dung sau: (ghi tóm tắt)
3.2. Đ/c …. (ghi tóm tắt ý kiến phát biểu)
3.3. Đ/c ….
- Kết luận của người chủ trì
Đ/c ………….. Kết luận về nội dung thảo luận
(Tóm tắt nội dung kết luận)
- Thông qua dự thảo Nghị quyết Hội nghị (nếu là Hội nghị)
Đ/c …… thông qua dự thảo Nghị quyết hội nghị (đính kèm)
Hội nghị biểu quyết nhất trí ……./…… (tỉ lệ ….%)
Cuộc họp/ Hội nghị kết thúc vào ….. giờ ….., ngày …. tháng ….. năm …… ./.
THƯ KÝ
(Chữ ký) Họ và tên |
CHỦ TRÌ
(Chữ ký, đóng dấu nếu có) Họ và tên |
6. Một số câu hỏi liên quan
6.1 Điều kiện tham gia ban chấp hành là gì?
- Về tham gia ban chấp hành lần đầu: Có đủ tuổi công tác để đảm nhiệm ít nhất trọn một nhiệm kỳ đại hội công đoàn.
- Về tái cử ban chấp hành: Có đủ tuổi công tác để đảm nhiệm ít nhất 1/2 nhiệm kỳ. Những trường hợp còn thời gian công tác dưới 1/2 nhiệm kỳ sẽ do công đoàn cấp trên và cấp ủy cùng cấp xem xét quyết định cụ thể.
- Người tham gia BCH phải có lý lịch rõ ràng, tự nguyện và có điều kiện tham gia các hoạt động của ban chấp hành.
6.2 Cách chức Chủ tịch ban chấp hành công đoàn cơ sở của một công ty là như thế nào?
Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 , các hình thức xử lý kỷ luật của Bộ luật lao động 2019 bao gồm các trường hợp sau đây:
"Điều 124. Hình thức xử lý kỷ luật lao động
- Khiển trách.
- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.
- Cách chức.
- Sa thải."
6.3 Ban chấp hành công đoàn cơ sở gồm những ai?
Theo quy định hiện hành thì Các chức danh trong Ban chấp hành Công Đoàn cơ sở bao gồm là: chủ tịch BCH, Phó chủ tịch BCH, Uỷ viên BCH, Đoàn viên.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về biên bản họp tổ công đoàn. Biên bản là loại giấy tờ quan trọng được sử dụng phổ biến trong các cuộc họp cũng như đánh giá mức độ hoàn thành công việc. Nếu bạn còn thắc mắc nào khác, đừng quên mà hãy gọi cho chúng tôi ngay để được tư vấn chính xác nhất
Nội dung bài viết:
Bình luận