Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai mới nhất 2024

Tranh chấp đất đai luôn là vấn đề nóng và xảy ra nhiều nhất hiện nay. Khi muốn hòa giải thì cần phải làm gì? Vậy mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai được quy định như thế nào? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.

image-80
Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai

1. Hòa giải tranh chấp đất đai là gì?

Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định về hòa giải tranh chấp đất đai như sau:

“1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.”

Có thể hiểu rằng; hòa giải nghĩa là tự chấm dứt các tranh chấp hay xích mích giữa các bên bằng sự thương lượng với nhau; hay qua sự trung gian bằng một người khác. Là thuyết phục các bên tranh chấp tự giải quyết vấn đề của mình một cách ổn thỏa.

Hòa giải thường được tiến hành sau khi các bên tranh chấp thương lượng không đạt hiệu quả. Hòa giải thành công sẽ giữ được đoàn kết giữa các bên cũng như tránh được việc kiện tụng kéo dài, tốn kém.

Theo đó, hòa giải tranh chấp đất đai gồm 02 loại:

– Loại 1: Hòa giải tự nguyện (được Nhà nước khuyến khích).

Khi xảy ra tranh chấp đất đai; các bên có thể tự hòa giải để giải quyết tranh chấp; hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở (thông qua hòa giải viên theo quy định của Luật Hòa giải cơ sở).

– Loại 2: Hòa giải bắt buộc tại UBND xã; phường; thị trấn nơi có đất tranh chấp.

Bắt buộc thể hiện ở chỗ nếu tranh chấp đất đai (tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất) mà không được hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp thì Tòa án sẽ trả đơn khởi kiện khi các bên nộp hồ sơ khởi kiện; hoặc UBND cấp huyện, UBND cấp tỉnh từ chối tiếp nhận đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai dù thuộc thẩm quyền của những cơ quan này. 

2. Ý nghĩa của hòa giải tranh chấp đất đai

Hòa giải tranh chấp đất đai là một biện pháp giải quyết tranh chấp rất linh hoạt mềm dẻo. Hình thức này giúp cho các bên tranh chấp có một giải pháp thống nhất; nhằm tháo gỡ ra những mâu thuẫn bất đồng về tranh chấp đất đai trên cơ sở tự thỏa thuận.

Hòa giải tranh chấp đất đai có một vai trò quan trọng đặc biệt; bởi nếu như hòa giải thành công thì có nghĩa là tranh chấp đất đai sẽ kết thúc. Hạn chế được sự tốn kém phiền hà; cũng như giảm bớt được công việc với Tòa án. Đồng thời, duy trì được các mối quan hệ, đoàn kết trong nội bộ; phù hợp với đạo lý của dân tộc tương thân, tương ái. Hòa giải giúp cho các đương sự hiểu biết hơn và thông cảm cho nhau; giảm bớt các mâu thuẫn; nhằm ngăn chặn tội phạm từ bất đồng tranh chấp đất đai phát sinh. Chính vì vậy; Luật Đất đai năm 2003 đã quy định hòa giải là thủ tục đầu tiên trong quá trình tranh chấp đất đai.

Hòa giải còn mang ý nghĩa đối với trật tự xã hội. Nếu như hòa giải tranh chấp không thành; cũng giúp cho các bên nắm rõ được các quyền và nghĩa vụ của mình; giảm bớt được những mâu thuẫn. Vì vậy; hòa giải tranh chấp đất đai còn giữ được trật tự an ninh; công bằng xã hội. Mặt khác, hòa giải cũng góp phần tăng cường được ý thức pháp luật trong nhân dân.

3. Các trường hợp phải có biên bản hòa giải tranh chấp đất đai mới được khởi kiện.

Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định về các trường hợp chưa có đủ điều kiện khởi kiện như sau:

  • Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp; được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện.
  • Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất; tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất; chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất;… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

Như vậy; đối với tranh chấp “ai là người có quyền sử dụng đất”; bắt buộc phải thực hiện hoà giải tại UBND xã, phường nơi xảy ra tranh chấp.

4. Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai? 

UỶ BAN NHÂN DÂN                         CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Xà …….                                             Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN

Hoà giải tranh chấp đất đai giữa ông (bà)……………. với ông (bà) ….

Căn cứ theo đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất đề ngày …. của ông (bà) …. Địa chỉ …. …….

Hôm nay, hồi….giờ….ngày……tháng…..năm…, tại……………, thành phần gồm có:

Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai:

– Ông (bà) ………………….. Chủ tịch Hội đồng, chủ trì

– Ông (bà)………………………………..chức vụ…… ……..………

– Ông (bà)………………………………..chức vụ…… ……..………

Bên có đơn tranh chấp:

– Ông (bà)…………..chức vụ………….., đơn vị…………. (nếu là tổ chức).

– Ông (bà)…………………………Số CMND………………….

Địa chỉ nơi ở hiện tại:  …………………………….

Người bị tranh chấp đất đai: .

– Ông (bà)……………….chức vụ……………, đơn vị……….. (nếu là tổ chức).

-Ông (bà)…………………………Số CMND……………..

Địa chỉ nơi ở hiện tại:  …………………………………………

Người có quyền, lợi ích liên quan (nếu có):

– Ông (bà)………………..chức vụ……………., đơn vị…………. (nếu là tổ chức).

– Ông (bà)…………………………Số CMND………………….

Địa chỉ nơi ở hiện tại:  ………………………………………. .

Nội dung:

– Người chủ trì: Nêu rõ lý do hoà giải, giới thiệu thành phần tham dự hoà giải, tư cách tham dự của người tranh chấp, người bị tranh chấp và các cá nhân, tổ chức có liên quan. Công bố nội dung hoà giải, hướng dẫn các bên tham gia hoà giải, cách thức hoà giải để đảm bảo phiên hoà giải có trật tự và hiệu quả.

– Cán bộ địa chính báo cáo tóm tắt kết quả xác minh (lưu ý không nêu hướng hòa giải).

–  Ý kiến của các bên tham gia hoà giải:

Ý kiến phát biểu của người tranh chấp (nêu nội dung, yêu cầu hoà giải, tài liệu chứng minh …);

Ý kiến phát biểu của người bị tranh chấp (phản biện lại ý kiến của người có đơn tranh chấp, tài liệu chứng minh, yêu cầu …);

+ Ý kiến của người có liên quan;

+ Ý kiến của các thành viên Hội đồng hoà giải.

– Kết luận: Trên cơ sở các ý kiến tại phiên hoà giải và thông tin, tài liệu thu thập được, người chủ trì kết luận các nội dung sau:

+ Diện tích đất đang tranh chấp có hay không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất  hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

+ Những nội dung đã được các bên tham gia hoà giải thoả thuận, không thoả thuận. Trường hợp không thoả thuận được thì ghi rõ lý do;

+ Hướng dẫn các bên gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất trong trường hợp hoà giải không thành.

+ Trường hợp hòa giải thành thì ghi rõ trong Biên bản: Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp không có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành hôm nay thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân (cấp xã) sẽ tổ chức thực hiện kết quả hòa giải thành.

Biên bản đã được đọc lại cho những người có tên nêu trên nghe và ký xác nhận; Biên bản được lập thành … giao cho người tranh chấp, người bị tranh chấp mỗi người một bản và lưu tại UBND … một bản.

         
  Người chủ trì(ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)    Người ghi biên bản(ký, ghi rõ họ tên) 

5. Những câu hỏi thường gặp

5.1 Sau khi nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gì?

Sau khi nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai thì UBND cấp xã phải tiến hành thẩm tra, xác minh nguyên nhân xảy ra tranh chấp và thu thập tài liệu liên quan; thành lập hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và tổ chức cuộc họp hòa giải tranh chấp đất đai.

5.2 Các bên tranh chấp có cần ký vào biên bản hòa giải tranh chấp đất đai không?

Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai phải có chữ ký của của các bên tranh chấp có mặt tại cuộc họp hòa giải và các thành viên của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai.

5.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai không?

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai uy tín, trọn gói cho khách hàng.

5.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ:

Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (804 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo