Mẫu biên bản đối chiếu công nợ mới nhất năm 2024

Một trong những nghiệp vụ quan trọng của kế toán đó là đối chiếu công nợ. Vậy mẫu biên bản đối chiếu công nợ được quy định như thế nào? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.

image-63
Mẫu biên bản đối chiếu công nợ

Đối chiếu công nợ là gì? Là hành động của các doanh nghiệp khi so sánh những khoản công nợ trên sổ sách với số liệu trên hợp đồng, thực tiễn khi thực hiện giao dịch. Khi thực hiện đối chiếu, doanh nghiệp cần thu thập chứng cứ xác thực của các bên liên quan về số liệu trên sổ sách là đúng thực tế. Mục đích của việc lập biên bản đối chiếu công nợ là kiểm tra tình trạng thanh toán tiền giữa bên bán và bên mua, đặc biệt là các hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên để xem những bên liên quan có thực hiện đúng theo quy định hay không.

1. Đối chiếu công nợ là gì?

Trong quá trình giao thương, trao đổi sản phẩm, hàng hóa thường xuất hiện những tài khoản chính được xem là công nợ. Đó là các tài khoản chính chưa kịp thanh toán bởi khách hàng với doanh nghiệp hoặc các bên liên quan. Doanh nghiệp sẽ so sánh các khoản công nợ trên sổ sách với những số liệu trên hợp đồng, thực tiễn khi thực hiện các giao dịch. Đồng thời, khi thực hiện đối chiếu, doanh nghiệp cần thu thập chứng cứ có xác nhận của các bên liên quan về số liệu trên sổ sách là đúng thực tế. Trong công ty, người theo dõi công nợ gọi là kế toán công nợ.

Có hai loại công nợ chính: công nợ phải thu và công nợ phải trả.

  • Công nợ phải thu: Là những khoản tiền bán hàng hóa, sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhưng chưa thu tiền ngay. Khi theo dõi công nợ phải thu, kế toán công nợ cần lưu ý những điểm sau:
    • Hạch toán cụ thể theo từng đối tượng và từng lần phát sinh.
    • Theo dõi quá trình thanh toán để gửi giấy đề nghị, công văn thanh toán cho khách hàng.
    • Tập hợp và lưu trữ những chứng từ, giấy tờ liên quan đến công nợ. Biên bản đối chiếu công nợ cuối cùng cần có chữ ký của hai bên để tránh những rắc rối sau này.
    • Đối với những khoản công nợ quá hạn hoặc khó đòi, kế toán công nợ cần báo lên cấp trên để có phương án xử lý kịp thời, tránh thất thoát tiền của doanh nghiệp.
  • Công nợ phải trả: Gồm các khoản mà doanh nghiệp phải trả cho bên cung cấp dụng cụ, vật tư, nguyên vật liệu, dịch vụ, hàng hóa,… mà trước đó chưa thanh toán tiền. Khi theo dõi công nợ phải thu, kế toán cần lưu ý những điểm sau:
    • Hạch toán cụ thể theo từng đối tượng và nhóm đối tượng.
    • Theo dõi sát sao và thanh toán đúng hạn cho những nhóm đối tượng nhằm đảm bảo uy tín của doanh nghiệp và đúng luật đối với các khoản phải nộp cho Nhà nước.
    • Đối với những khoản nợ chưa có hóa đơn, kế toán vẫn phải theo dõi ngoài. Khi có hóa đơn thì mới được cập nhật vào sổ sách.

Bên cạnh hai khoản chính, kế toán phải theo dõi những khoản công nợ phải thu khác: tạm ứng, thu tiền bồi thường, thu hộ nội bộ,… và các khoản phải trả khác: trả lương, trợ cấp cho nhân viên, phải trả nội bộ, khoản phải nộp ngân sách cho Nhà nước.

2. Nguyên tắc đối chiếu công nợ là gì?

  • Theo quy định của pháp luật, công ty phải đáp ứng điều kiện về chủ thể đối chiếu công nợ. Đây là nguyên tắc cần lưu ý sau khi biết “Đối chiếu công nợ là gì?”.
  • Nội dung đối chiếu công nợ không được trái quy định pháp luật và các giá trị đạo đức xã hội.
  • Các bên đối chiếu công nợ trên tinh thần tự nguyện, công bằng và tôn trọng lẫn nhau. Đây là đáp án cho câu hỏi “Nguyên tắc đối chiếu công nợ là gì?”.
  • Việc đối chiếu công nợ phải được lập thành biên bản đối chiếu công nợ.
    • Biên bản đối chiếu công nợ là gì? Là văn bản hoặc những hình thức khác tương đương, được xác lập làm minh chứng để kiểm tra tình trạng thanh toán và nghĩa vụ tài chính của các bên.
    • Tầm quan trọng của biên bản đối chiếu công nợ là gì? Biên bản đối chiếu công nợ là giấy tờ quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty và liên quan đến những hoạt động kê khai thuế với cơ quan Nhà nước.
    • Bảng đối chiếu công nợ là gì? Bảng đối chiếu công nợ gồm: số dư đầu kỳ, số phát sinh tăng trong kỳ, số phát sinh giảm trong kỳ và số dư cuối kỳ. Dựa vào bảng này, các bên liên quan có thể kiểm tra tổng thể về số tiền dư và phát sinh trong thời gian kinh doanh.

3. Mục đích lập biên bản đối chiếu công nợ là gì?

Sau khi biết “Biên bản đối chiếu công nợ là gì?”, bạn cần biết mục đích của giấy tờ này. Biên bản đối chiếu công nợ giữa nhà cung cấp và khách hàng là giấy tờ quan trọng khi quyết toán thuế. Nó là căn cứ để kiểm tra tình trạng thanh toán tiền hàng giữa bên bán và bên mua, đặc biệt trong những hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên nhằm xem các bên liên quan có thực hiện đúng theo quy định hay không.

Ngoài ra, biên bản đối chiếu công nợ còn giúp kế toán kiểm soát được tình hình thanh toán những khoản nợ của doanh nghiệp mình với nhà cung cấp hoặc xem khách hàng có thực hiện đúng với nội dung trong hợp đồng kinh tế đã ký hay không? Số nợ còn lại có đúng với tình hình thực tế hay không? Đây là điều bạn nên biết sau khi tìm hiểu “Đối chiếu công nợ là gì?”.

3. Các bước thực hiện đối chiếu công nợ là gì?

  • Đối với công nợ phải thu: Cần in những chứng từ sau để gửi cho khách hàng nhằm đối chiếu, xác nhận công nợ phải thu:
    • Biên bản đối chiếu công nợ: Giúp khách hàng xác nhận công nợ và gửi lại cho doanh nghiệp.
    • Thông báo công nợ/Sổ chi tiết công nợ phải thu: Giúp khách hàng kiểm tra, đối chiếu nếu có chênh lệch. Trường hợp có sự chênh lệch thì cần chỉnh sửa cho đúng với thực tế. Sau đó, lưu lại biên bản đối chiếu công nợ có xác nhận của khách hàng nhằm phục vụ cho quyết toán báo cáo tài chính.

  • Đối với công nợ phải trả: Cần in những chứng từ sau để gửi cho nhà cung cấp nhằm đối chiếu, xác nhận công nợ phải trả.
    • Biên bản đối chiếu công nợ: Giúp nhà cung cấp xác nhận công nợ và gửi lại cho công ty.
    • Sổ chi tiết công nợ phải trả: Giúp nhà cung cấp kiểm tra, đối chiếu nếu có chênh lệch. Trường hợp có chênh lệch thì cần sửa lại cho đúng thực tế. Sau đó, lưu lại biên bản đối chiếu công nợ phải trả có xác nhận của nhà cung cấp nhằm phục vụ quyết toán báo cáo tài chính.

4. Những sai sót trong biên bản đối chiếu công nợ là gì?

  • Các khoản nợ phải thu chưa có đủ biên bản đối chiếu công nợ tại thời điểm cuối năm theo đúng quy định. Đây là điều cần biết sau khi tìm hiểu “Đối chiếu công nợ là gì?”.
  • Kế toán công nợ đã gửi thư xác nhận cho khách hàng nhưng tỷ lệ phản hồi rất thấp. Điều này sẽ dẫn đến việc sai sót trong quản lý công nợ.
  • Số tiền mà doanh nghiệp phải thu khách hàng bị chênh lệch giữa biên bản đối chiếu công nợ và sổ kế toán, chưa xác định được nguyên nhân. Đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng thì đa số đều không đối chiếu công nợ hoặc đối chiếu có phần chênh lệch. Thậm chí, có nhiều khoản nợ không có đối tượng rõ ràng để đối chiếu như những mô hình doanh nghiệp khác.

Để tránh sai sót trong việc lập biên bản đối chiếu, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tìm các công ty cung cấp dịch vụ kế toán chuyên nghiệp để thực hiện toàn bộ nghiệp vụ nhằm tránh rủi ro xảy ra.

5. Mẫu biên bản đối chiếu công nợ

CÔNG TY………———— CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do- Hạnh phúc
——————–
Số:…………………….. ……., ngày….., tháng……., năm……

BIÊN BẢN ĐỐI CHIẾU CÔNG NỢ

–  Căn cứ vào biên bản giao nhận hàng hóa giữa bên bán và bên mua;
–  Căn cứ vào thoả thuận giữa hai bên.
Hôm nay, ngày…. tháng…..năm ……… Tại………………………. , chúng tôi gồm có:

1. Bên A (Bên mua): ……………………………………..
–       Địa chỉ           : ………………………………………..

–       Số chứng minh thư nhân dân/ căn cước công dân: (kê khai với trường hợp bên mua là cá nhân)  :……………………………….

–       Điện thoại      :   ……………………………….      Fax: (Nếu có)…………………………………….
–       Đại diện         :   ………………………………..     Chức vụ: ………………………………

2. Bên B (Bên bán): …………………………………..
–       Địa chỉ    : ………………………………………………..

–       Số chứng minh thư nhân dân/ căn cước công dân: (kê khai với trường hợp bên mua là cá nhân)  :……………………………………….

–       Điện thoại      : ……………………                         Fax: (Nếu có)……………………….
–       Đại diện         :  ………………….                          Chức vụ: …………………………..

Cùng nhau đối chiếu công nợ từ ngày ……… đến ngày …………….. chi tiết  như sau:

1. Đối chiếu công nợ

STT Diễn giải Số tiền
1 Số dư đầu kỳ 0
2 Số phát sinh tăng trong kỳ ……………….
3 Số phát sinh giảm trong kỳ ……………………
4 Số dư cuối kỳ …………………….

(Bằng chữ:……………………………….).
2. Công nợ chi tiết.
– …………………………………………………

……………………………………………………
– …………………………………………………

……………………………………………………
3. Kết luận: Tính đến hết ngày ……………. (bên A ) còn phải thanh toán cho (bên B) số tiền là: …………….VNĐ .(Bằng chữ:……………………)
– Biên bản này được lập thành 02 bản. Các bản có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ 01 bản làm cơ sở cho việc thanh toán sau này giữa hai bên.

ĐẠI DIỆN BÊN A
(Ký tên, đóng dấu)
 ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký tên, đóng dấu)

6. Các câu hỏi thường gặp.

Đối chiếu công nợ là gì?  

  • Đối chiếu công nợ là hoạt động được thực hiện giữa doanh nghiệp với đối tác (khách hàng, nhà cung cấp), trong đó hai bên so sánh các khoản công nợ giữa hai bên đã ghi nhận xem có trùng khớp với nhau không. 

Biên bản đối chiếu công nợ là gì?

  • Biên bản đối chiếu công nợlà chứng từ kế toán nhằm đối chiếu và xác nhận tình hình thanh toán, số dư công nợ giữa bên mua và bên bán, đặc biệt là trong những hoạt động mua bán với số tiền từ 20 triệu đồng trở lên.

Khi nào cần đối chiếu công nợ? 

  • Biên bản đối chiếu công nợ sẽ được lập vào định kỳ kế toán hoặc vào cuối năm. Kế toán doanh nghiệp lập cho từng khách hàng, nhà cung cấp và gửi cho khách hàng/NCC để xác nhận số công nợ.

Mục đích lập biên bản đối chiếu công nợ là gì?

  • Bảng đối chiếu công nợ là căn cứ để kiểm tra tình hình thanh toán tiền hàng giữa bên mua và bên bán nhằm xem các bên liên quan có thực hiện theo đúng quy định hay không. Biên bản này đóng vai trò quan trọng trong quá trình quyết toán thuế.

Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi mẫu biên bản đối chiếu công nợ mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ:

Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn

✅ mẫu: ⭕ biên bản đối chiếu công nợ
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo