Mẫu biên bản bàn giao tài sản cho bảo vệ [Mới nhất 2022]

Vì một lý do nào đó mà cá nhân, tổ chức phải bàn giao tài sản cho bảo vệ thì quá trình bàn giao phải được lập thành biên bản có chữ ký của bên giao và bên nhận, và sự chứng kiến của bên thứ 3 nếu cần. Vậy biên bản bàn giao tài sản cho bảo vệ là gì? Khi soạn thảo viết biên bản bàn giao tài sản cho bảo vệ thì các bên tiến hành bàn giao tài sản cần lưu ý những vấn đề gì? Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây:

Bien Ban Ban Giao Tai San

Biên bản bàn giao tài sản cho bảo vệ

1. Biên bản bàn giao tài sản cho bảo vệ là gì?

Bàn giao tài sản là việc xác nhận chuyển giao sở hữu tài sản giữa các cá nhân, cá nhân với doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp, giữa tổ chức sự nghiệp với các tổ chức khác để việc bàn giao có giá trị, và lập biên bản bàn giao tài sản cần có  chữ ký của bên giao và bên nhận, và sự chứng kiến của bên thứ 3 nếu cần.

Biên bản bàn giao tài sản cho bảo vệ là mẫu biên bản do các bên bàn giao và bên nhận bàn giao lập ra khi tiến hành thực hiện bàn giao tài sản cho bảo vệ vì một lý do nào đó. Trong biên bản bàn giao tài sản cho bảo vệ phải nêu được những nội dung về thông tin của các bên tham gia tiến hành bàn giao, tình trạng, số lượng loại tài sản thực hiện bàn giao, thông tin của người chứng kiến, những cam kết của các bên tham gia tiến hành bàn giao tài sản,…

2. Mục đích của biên bản bàn giao tài sản cho bảo vệ

Biên bản bàn giao tài sản cho bảo vệ là văn bản ghi chép lại những thông tin của các bên tham gia tiến hành bàn giao, tình trạng, số lượng loại tài sản thực hiện bàn giao, thông tin của người chứng kiến, những cam kết của các bên tham gia tiến hành bàn giao tài sản,…

3. Nội dung biên bản bàn giao tài sản cho bảo vệ

Mẫu biên bản bàn giao tài sản cho bảo vệ là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc bàn giao tài sản cho bảo vệ.

Mẫu biên bản bàn giao tài sản cho bảo vệ gồm những nội dung:

+ Thông tin bên bàn giao, bên nhận bàn giao

+ Nội dung bàn giao

+ Thông tin tài sản

+ Thời gian địa điểm lập biên bản

4. Mẫu biên bản bàn giao tài sản cho bảo vệ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Địa danh., ngày……tháng……năm……

BIÊN BẢN BÀN GIAO TÀI SẢN CHO BẢO VỆ

V/v: Bàn giao lại tài sản cho bảo vệ

Hôm nay, ngày……tháng……năm……,tại …….chúng tôi gồm:

Bên bàn giao (Bên A):

Ông/bà:

CMND/CCCD Số:

Địa chỉ:…

Số điện thoại:…

Bên nhận bàn giao (Bên B):

Ông/bà:…..

Chức danh:…..Phòng/Bộ phận…

Vào ……., ngày……tháng……năm…… ông/bà …… có nhặt được một chiếc ví rơi dưới hầm để xe của tòa ….. – khu vực mà ông….. phụ trách bảo vệ. Hai bên tiến hành bàn giao lại tài sản với nội dung như sau:

STT TÊN TÀI SẢN TÌNH TRẠNG
1
2

Bên bàn giao cam đoan đã bàn giao toàn bộ số tài sản mà mình nhặt được. Và Bên nhận bàn giao cam kết sẽ dùng mọi biện pháp nghiệp vụ để trả tài sản về cho chủ sở hữu.

Biên bản được lập thành … bản, mỗi bên giữ … bản, các bản có giá trị pháp lý như nhau.

BÊN BÀN GIAO

(Ký, họ tên)

BÊN NHẬN BÀN GIAO

(Ký, họ tên)

4. Hướng dẫn viết biên bản bàn giao tài sản cho bảo vệ

Biên bản bàn giao tài sản cho bảo vệ phải ghi đầy đủ địa điểm, thời gian lập biên bản. Các bên cần cung cấp chính xác, rõ ràng, chi tiết nhất những thông tin của các bên tham gia tiến hành bàn giao, tình trạng, số lượng loại tài sản thực hiện bàn giao, thông tin của người chứng kiến, những cam kết của các bên tham gia tiến hành bàn giao tài sản,…Đồng thời các bên cần cam đoan đã bàn giao toàn bộ số tài sản mà mình nhặt được. Và Bên nhận bàn giao cam kết sẽ dùng mọi biện pháp nghiệp vụ để trả tài sản về cho chủ sở hữu. Biên bản được lập thành các bên cho các bên cùng giữ và có giá trị như nhau. Cuối biên bản bàn giao tài sản cho bảo vệ là chữ ký, họ tên của các bên thực hiện lập biên bản và bàn giao tài sản.

5. Quy định về tiếp nhận và bàn giao tài sản giữa các cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức kinh tế

5.1. Đối tượng và phạm vi áp dụng:

+ Đối tượng áp dụng Thông tư này là những tài sản cố định (kẻ cả nhà, đất) của các cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội, các đơn vị lực lượng vũ trang (sau đây gọi chung là cơ quan hành chính sự nghiệp) và các doanh nghiệp Nhà nước khi có quyết định điều chuyển tài sản của cơ quan có thẩm quyền.

+ Phạm vi áp dụng: Chỉ áp dụng trong việc tiếp nhận, bàn giao tài sản khi một trong hai bên (hoặc cả hai bên) giao nhận là cơ quan hành chính sự nghiệp (HCSN). Riêng trường hợp bên giao và bên nhận đều là doanh nghiệp Nhà nước thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.

5.2. Nguyên tắc giao, nhận tài sản:

Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản giữa các đơn vị giao, nhận quy định tại mục 1 phần I Thông tư 43-TC/QLCS được thực hiện theo những nguyên tắc sau:

+Mọi tài sản trước khi bàn giao phải kiểm kê và đánh giá lại theo mặt bằng giá trị thị trường tại thời điểm và địa điểm bàn giao; riêng đối với nhà, đất đánh giá lại theo khung giá của UBND địa phương (nơi có nhà, đất bàn giao) quy định và, phải được phân định rõ nguồn vốn hình thành của từng tài sản.

+ Đối với tài sản bàn giao là bất động sản, khi bàn giao tài sản phải bàn giao toàn bộ hồ sơ về tài sản. Riêng những công trình xây dựng, lắp đặt dở dang bên giao phải bàn giao toàn bộ hồ sơ: giấy phép xây dựng, giấy cấp đất, thiết kế, luận chứng kinh tế kỹ thuật được duyệt…; số vốn đã đầu tư theo từng nguồn thực tế quyết toán hoàn thành hạng mục công trình đến thời điểm bàn giao (có xác nhận của cơ quan cấp phát vốn); để cơ quan tiếp nhận tiếp tục tổ chức thực hiện theo đúng quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

+ Khi tiến hành bàn giao phải lập biên bản bàn giao tài sản theo đúng mẫu quy định, ghi chép đầy đủ, chính xác số tài sản, giá trị và kèm theo các tài liệu có liên quan đến tài sản bàn giao. Biên bản bàn giao tài sản phải có sự xác nhận của cơ quan Tài chính (Quản lý công sản) cùng cấp.

5.3. Xác định chính xác giá trị tài sản bàn giao:

Tài sản bàn giao phải được xác định chính xác giá trị đang theo dõi trên sổ sách kế toán và phải được đánh giá lại giá trị thực tế theo mặt bằng giá trị tại thời điểm và địa điểm bàn giao.

+ Giá trị tài sản bàn giao đang theo dõi trên sổ sách kế toán được xác định căn cứ vào các tài liệu kế toán hợp pháp (Sổ kế toán Bảng Tổng kết tài sản, các tài liệu chứng từ kế toán…v.v.) theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành.

+ Đánh giá lại giá trị tài sản bàn giao:

Nguyên tắc đánh giá lại giá trị tài sản bàn giao:

– Có căn cứ khoa học kỹ thuật.

– Đảm bảo chặt chẽ và chính xác.

– Phù hợp với thực tiễn và dễ áp dụng.

Với đầy đủ thông tin chi tiết về bên bàn giao, bên nhận bàn giao, nội dung bàn giao, thông tin tài sản, thời gian địa điểm lập biên bản... và nội dung tham khảo dựng sẵn, mẫu biên bản bàn giao tài sản cho bảo vệ được Luật ACC cập nhật dưới đây thích hợp để sử dụng khi bạn thực hiện việc bàn giao tài sản nhặt được, tài sản chuyển đến theo yêu cầu của khách hàng cho nhân viên bảo vệ tại các toà nhà, khu chung cư, bảo vệ trường học, bảo vệ công ty...Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ hữu ích với quý bạn đọc.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo