Việc báo cho các khách hàng về giá cả của các mặt hàng hóa là điều vô cùng quan trọng. Mẫu báo giá đẹp sẽ gây ấn tượng tốt trong lòng khách hàng. Hãy cùng ACC tham khảo các Mẫu báo giá đẹp và chuyên nghiệp gửi khách hàng qua bài viết dưới đây!
1. Bảng báo giá là gì?
Mẫu báo giá là biểu mẫu văn bản được sử dụng dùng để báo giá sản phẩm cho các khách hàng sử dụng các dịch vụ của công ty, thông thường các mẫu báo giá sẽ đều được tạo bằng bảng Excel hoặc là Word.
Bảng báo giá sẽ được thiết kế theo mẫu của công ty và được sử dụng phổ biến ở hầu hết các doanh nghiệp, các công ty, các cơ sở kinh doanh nhằm để gửi cho khách hàng nắm được những thông tin cơ bản và báo giá cả của sản phẩm thực hiện nhanh chóng, tiết kiệm thời gian hơn không cần phải di chuyển để đưa bảng báo giá cho khách hàng tận tay.
Những sản phẩm hàng hóa thường được sử dụng bảng báo giá như: vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, phụ tùng xe cộ, sản phẩm nội thất, thiết bị linh kiện điện tử,…
2. Yêu cầu chung về mẫu báo giá
Mẫu Báo giá là một mẫu chung của công ty hay doanh nghiệp sẽ nhằm gửi cho khách hàng biết được về giá cả hàng hóa, số lượng hàng hóa, các yêu cầu về kỹ thuật, đơn vị tính, tiền thi công, tổng tiền thanh toán… để khách hàng có thể nắm được một cách chi tiết nhất dịch vụ và sản phẩm của công ty.
Việc không có bảng báo giá, khách hàng sẽ không thể xem xét được chi tiết, cụ thể về các sản phẩm, không thể so sánh dịch vụ, sản phẩm của các bên để từ đó đưa ra sự lựa chọn tối ưu nhất khi thực hiện.
Bảng báo giá thông thường sẽ bao gồm các phần sau:
- Phần đầu bảng báo giá sẽ giới thiệu những nội dung cơ bản của đơn vị báo giá: Tên công ty, logo của công ty, địa chỉ công ty, số điện thoại, mã số thuế công ty, website, tiêu đề bảng báo giá.
- Phần tiếp theo của bảng báo giá sẽ gồm các loại hàng hóa, giá cả hàng hóa, thành tiền, các yêu cầu về kỹ thuật…; thông tin để khách hàng nhận báo giá.
- Phần cuối của bảng báo giá các nội dung liên quan đến giá đã gồm VAT hay chưa, bảng báo giá có hiệu lực trong thời gian bao lâu hoặc các quy ước chung của đơn vị báo giá; Ngày ban hành bảng báo giá; Ký tên người làm bảng báo giá,…
Mỗi công ty doanh nghiệp hay tổ chức sẽ có một bảng báo giá khác nhau về hình thức và cách sắp xếp trình bày sao cho hợp lý nhất.
3. Mục đích của Bảng báo giá là gì?
Bảng báo giá được các doanh nghiệp sử dụng nhằm mục đích cụ thể sau đây:
- Cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp, thông tin chi tiết cũng như giá thành của các loại hàng hóa đến với khách hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.
- Giúp cho hoạt động thực hiện thanh toán, trao đổi hàng hóa dịch vụ được diễn ra đơn giản, nhanh gọn vì phần giá cả đã được liệt kê cụ thể và tính chi tiết trong bảng báo giá.
- Giúp cho các khách hàng có cái nhìn cụ thể hơn về giá trị của hàng hóa và dịch vụ do doanh nghiệp thực hiện cung cấp. Từ cơ sở đó phía doanh nghiệp bán hàng và cung cấp dịch vụ có thể đưa ra một số các chính sách ưu đãi, giảm giá hoặc chiết khấu cho khách hàng một cách hợp lý nhất.
- Nếu khách hàng nhận được một bảng báo giá chi tiết, cụ thể tiện lợi sẽ thu hút sự chú ý của họ bởi nó sẽ bộc lộ về sự chuyên nghiệp, tận tâm của các bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ để từ đó khách hàng có lòng tin với doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ký kết các giao dịch mua bán.
4. Nội dung của Bảng báo giá gồm những gì?
Thông thường bảng báo giá sẽ bao gồm có thông tin cơ bản của doanh nghiệp cung cấp về hàng hóa và dịch vụ; tên hàng hóa, sản phẩm; đơn giá mặt hàng… Trên bảng báo giá sẽ in logo của doanh nghiệp sản xuất để nhằm tạo ra sự khác biệt và cũng là thể hiện sự uy tín của các doanh nghiệp với khách hàng. Vì vậy một bảng báo giá sẽ thể hiện chuyên nghiệp sẽ cần có những thông tin cụ thể như sau:
- Thông tin tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở, email, số điện thoại liên lạc, logo doanh nghiệp.
- Tiêu đề của bảng báo giá.
- Thông tin về các loại hàng hóa và dịch vụ: tên hàng hóa dịch vụ, số lượng, thành tiền, đơn giá sản phẩm, ghi chú.
- Thông tin thực hiện thanh toán, giao hàng và các điều khoản giao hàng, thuế.
- Lời cảm ơn đến khách hàng đã sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.
- Ký tên giám đốc và đóng dấu doanh nghiệp.
5. Mẫu báo giá đẹp và chuyên nghiệp để gửi cho khách hàng
Mẫu báo giá đơn giản
https://cdn.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2020/11/18/mau-bao-gia_1811132518.doc
Mặc dù đơn giản nhưng báo giá vẫn luôn phải cung cấp đầy đủ thông tin về bên gửi báo giá, cung cấp chi tiết các thông số, đơn giá của mặt hàng cần báo giá.
Mẫu báo giá đẹp
https://cms.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2020/02/14/mau-bao-gia_1402165447.xlsx
Đối với mẫu Báo giá này, người gửi sẽ chèn nhiều màu sắc và các thông tin liên quan hơn. Đối với những mẫu Báo giá đẹp thì cần có cách phối màu, đặt bố cục tổng thể một cách khoa học.
6. Các câu hỏi thường gặp về Mẫu báo giá đẹp và chuyên nghiệp gửi đến khách hàng
6.1. Làm sao để tạo một mẫu báo giá đẹp và chuyên nghiệp để gửi cho khách hàng?
Để tạo một mẫu báo giá đẹp và chuyên nghiệp, bạn có thể sử dụng các công cụ thiết kế đồ họa như Adobe InDesign hoặc Microsoft Word. Tạo một bố cục hợp lý, sử dụng font chữ dễ đọc, thêm hình ảnh và logo công ty để tăng tính chuyên nghiệp. Cuối cùng, đảm bảo rằng báo giá của bạn rõ ràng, chi tiết và có phần tóm tắt nổi bật để thu hút sự chú ý từ khách hàng.
6.2. Một mẫu báo giá đẹp thường có những yếu tố gì cần được bao gồm?
Một mẫu báo giá đẹp cần bao gồm các yếu tố sau đây để thể hiện tính chuyên nghiệp và hấp dẫn: tiêu đề rõ ràng và nổi bật, thông tin liên hệ của công ty, bố cục dễ đọc và hiệu quả, mô tả chi tiết về sản phẩm hoặc dịch vụ, các mục giá cụ thể và chi tiết, thời hạn hiệu lực của báo giá, và các thông tin bổ sung như chính sách bảo hành, hình ảnh minh họa, và giấy phép hoặc chứng chỉ liên quan.
6.3. Có những mẫu báo giá chuyên nghiệp nào được khuyến nghị để sử dụng cho các ngành công nghiệp khác nhau?
Đúng với ngành công nghiệp và phong cách của bạn, có một số mẫu báo giá chuyên nghiệp được khuyến nghị sau đây:
-
- Mẫu báo giá đơn giản và tối giản: Phù hợp cho các ngành công nghiệp sáng tạo và hiện đại như thiết kế, công nghệ, và truyền thông.
- Mẫu báo giá truyền thống: Thích hợp cho các ngành công nghiệp truyền thống như dịch vụ tài chính, bất động sản, và luật pháp.
- Mẫu báo giá tối ưu hóa di động: Thích hợp cho các ngành công nghiệp như thương mại điện tử, ứng dụng di động, và du lịch, nơi người dùng truy cập thông qua thiết bị di động.
Trên đây là Mẫu báo giá đẹp và chuyên nghiệp gửi đến khách hàng và các thông tin liên quan mà ACC muốn cung cấp cho bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hữu ích và giải đáp thắc mắc cho quý bạn đọc về vấn đề này!
Nội dung bài viết:
Bình luận