Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất chỉ định thầu [2024]

Chỉ định thầu là một trong những hình thức lựa chọn nhà thầu phổ biến. Vậy mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất chỉ định thầu gồm những giấy tờ gì, cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài dưới đây.

mau-bao-cao-danh-gia-ho-so-de-xuat-chi-dinh-thau

Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất chỉ định thầu

1. Hồ sơ đề xuất là gì?

Văn bản hợp nhất 12/VBHN-VPQH 2019 Luật Đấu thầu quy định như sau.

  1. Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

2. Báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất là gì?

Báo cáo đánh giá hồ sơ đề suất là công việc của tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến hoạt động lựa chọn nhà thầu thuộc phạm vi điều chỉnh quy định về lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại được đụng đầu khi thực hiện đánh giá thông qua các tiêu chí về tính hợp lệ; năng lực và kinh nghiệm; kĩ thuật và giá.

3. Nội dung của mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất chỉ định thầu

Nội dung sẽ bao gồm:

Thông tin cơ bản về giới thiệu gói thầu, dự án

Kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu

Kết luận và kiến nghị

Ý kiến bảo lưu

Nội dung kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu

Đánh giá tính hợp lý của hồ sơ vụ thầu

Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm

Đánh giá về kĩ thuật.

4. Lưu ý khi soạn thảo báo cáo đánh giá hồ sơ đề suất chỉ định thầu

Về nội dung: nội dung của báo cáo cần phải đúng theo quy định của pháp luật, các thông tin mà các tổ chức, cá nhân cần đảm bảo các thông tin mà mình cung cấp chính xác rõ ràng và trung thực.

Trong bộ báo cáo phải nêu rõ và làm sáng tỏ các nội dung sau đây:

Danh sách nhà thu được xem xét, xếp hạng và thứ tự xếp hạng nhà thầu;

Danh sách nhà thầu không đáp ưnvs yêu cầu mà bị loại cùng với lý do loại bỏ nhà thầu là do đâu;

Nhận xét về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch trong quá trình diễn ra thực hiện hồ sơ và hiệu quả kinh tế trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu.

5. Hồ sơ đề xuất chỉ định thầu được quy định như thế nào?

Căn cứ Nghị định 63/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu quy định như sau

Điều 55. Quy trình chỉ định thầu thông thường

  1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu:
  2. a) Lập hồ sơ yêu cầu:

Việc lập hồ sơ yêu cầu phải căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định này. Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm các thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác định giá chỉ định thầu. Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật;

  1. b) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu và xác định nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu:

- Hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của Nghị định này trước khi phê duyệt;

- Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu;

- Nhà thầu được xác định để nhận hồ sơ yêu cầu khi có tư cách hợp lệ theo quy định tại các Điểm a, b, c, d, e và h Khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu và có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu.

  1. Tổ chức lựa chọn nhà thầu:
  2. a) Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà thầu đã được xác định;
  3. b) Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu.
  4. Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu:
  5. a) Việc đánh giá hồ sơ đề xuất phải được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ yêu cầu. Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu mời nhà thầu đến thương thảo, làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất nhằm chứng minh sự đáp ứng của nhà thầu theo yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ, khối lượng, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu;
  6. b) Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: Có hồ sơ đề xuất hợp lệ; có năng lực, kinh nghiệm và đề xuất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu; có giá đề nghị chỉ định thầu không vượt dự toán gói thầu được duyệt.
  7. Trình, thẩm định; phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.
  8. Hoàn thiện và ký kết hợp đồng:

Như vậy, việc lập hồ sơ đề xuất là do nhà thầu chuẩn bị theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu. Sau đó sẽ đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu

6. Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất chỉ định thầu ?

Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất chỉ định thầu  về tài chính

[TÊN TỔ CHỨC/ĐƠN VỊ ĐÁNH GIÁ HSDT]

 

___________________________

Số:        /

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______,  ngày____ tháng____ năm____

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ TÀI CHÍNH

Gói thầu _____ [Ghi tên gói thầu]

thuộc dự án _____ [Ghi tên dự án]

Kính gửi: _____ [Ghi tên Bên mời thầu]

  1. DANH SÁCH NHÀ THẦU ĐÁP ỨNG YÊU CẦU VỀ KỸ THUẬT

Căn cứ quyết định số:_____  ngày ______ về việc phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật của ________ [ghi tên Chủ đầu tư], danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật bao gồm:

[Liệt kê danh sách nhà thầu theo quyết định phê duyệt].

  1. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HSĐXTC
  2. Mở HSĐXTC

Phần này ghi rõ các thông tin dưới đây:

  1. Kết quả kiểm tra sự thống nhất giữa bản gốc và bản chụp

Căn cứ vào kết quả kiểm tra sự thống nhất giữa bản gốc và bản chụp của HSĐXTC do Bên mời thầu thực hiện, kết quả kiểm tra sự thống nhất giữa bản gốc và các bản chụp được tổng hợp theo Bảng số 1 dưới đây:

Bảng số 1

Stt Tên nhà thầu Nội dung không thống nhất Ghi chú
Bản gốc Bản chụp
         
         
  1. Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của HSĐXTC
  2. a) Trên cơ sở kiểm tra tính hợp lệ của HSĐXTC (lập theo Mẫu số 1); đánh giá vềtính hợp lệcủa từng HSĐXTC (lập theo Mẫu số 2), kết quả đánh giá về tính hợp lệ của từng HSĐXTC được tổng hợp theo Bảng số 2 dưới đây:

Bảng số 2

Stt Tên nhà thầu Kết luận

 

(Đạt/không đạt)

Ghi chú
       
       
       
  1. b) Thuyết minh về các trường hợp HSĐXTC không hợp lệ(kể cả sau khi nhà thầu bổ sung, làm rõ HSĐXTC).
  2. c) Các nội dung bổ sung, làm rõ HSĐXTC (nếu có). Phần này nêu rõ các yêu cầu bổ sung, làm rõ HSĐXTCcủa Bên mời thầu và văn bản bổ sung, làm rõ HSĐXTC của nhà thầu liên quan đến tính hợp lệ và sự đầy đủ của HSĐXTC.
  3. Kết quả đánh giá về tài chính

Trên cơ sở đánh giá về giá của từng HSĐXTC (lập theo Mẫu số 8), kết quả đánh giá về giá được tổng hợp theo Bảng số 3 dưới đây:

Bảng số 3

Stt Nội dung Nhà thầu A Nhà thầu B
1 Giá dự thầu (giá ghi trong đơn dự thầu không tính giá trị giảm giá (nếu có))      
2 Giá trị sửa lỗi      
3 Giá trị hiệu chỉnh sai lệch      
4 Tỷ lệ % sai lệch thiếu      
5 Giá trị giảm giá (nếu có)      
6 Giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch trừ giá trị giảm giá (nếu có)      
7 Tỷ giá quy đổi quy định trong HSMT (nếu có)      
8 Giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ giá trị giảm giá (nếu có), chuyển đổi về một đồng tiền chung (nếu có)      
  Phương pháp giá thấp nhất (Trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá hoặc phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá thì bỏ nội dung này)      
9 ΔƯĐ (nếu có)      
10 Giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ giá trị giảm giá (nếu có), chuyển đổi về một đồng tiền chung (nếu có) và tính ưu đãi (nếu có)      
  Phương pháp giá đánh giá (Trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất hoặc phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá thì bỏ nội dung này)      
11 Giá trị các yếu tố được quy về một mặt bằng      
12 ΔƯĐ (nếu có)      
13 Giá đánh giá      
  Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá (Trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất hoặc giá đánh giá thì bỏ nội dung này)      
14 Điểm giá      
15 Điểm kỹ thuật      
16 Điểm tổng hợp      
17 Điểm ưu đãi (nếu có)      
18 Điểm tổng hợp sau ưu đãi      

Phần này nêu các nội dung lưu ý trong quá trình đánh giá HSĐXTC (nếu có).

Ghi chú:

Đối với gói thầu áp dụng loại hợp đồng theo đơn giá cố định hoặc đơn giá điều chỉnh, chi phí dự phòng không dùng để so sánh, xếp hạng nhà thầu.

III. TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HSĐXTC

Trên cơ sở đánh giá HSĐXTC của tổ chuyên gia, kết quả đánh giá HSĐXTC được tổng hợp theo Bảng số 4 với các nội dung cơ bản như sau:

Bảng số 4

Stt Nội dung Nhà thầu
A B ...
1 Kết quả đánh giá tính hợp lệ của HSĐXTC      
  Phương pháp giá thấp nhất (Trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá hoặc phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá thì bỏ nội dung này)      
2 Giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ giá trị giảm giá (nếu có), chuyển đổi về một đồng tiền chung (nếu có) và tính giá trị ưu đãi (nếu có) (Kết chuyển từ stt 10 Bảng số 3)      
3 Xếp hạng các HSDT*      
  Phương pháp giá đánh giá (Trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất hoặc phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá thì bỏ nội dung này)      
4 Giá đánh giá (Kết chuyển từ stt 13 Bảng số 3)      
5 Xếp hạng các HSDT*      
  Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá (Trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất hoặc giá đánh giá thì bỏ nội dung này)      
6 Điểm tổng hợp (Kết chuyển từ stt 18 Bảng số 3)      
7 Xếp hạng các HSDT*      

Ghi chú:

- * Đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp áp dụng đấu thầu trong nước: việc xếp hạng các HSDT tại mục số 3, 5 và 7 cần xem xét đến các trường hợp được hưởng ưu đãi như sau:

(i) HSDT của nhà thầu có tổng số lao động là nữ giới hoặc thương binh, người khuyết tật chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên và có hợp đồng lao động tối thiểu 03 tháng; nhà thầu là doanh nghiệp nhỏ được xếp hạng cao hơn HSDT của nhà thầu không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi trong trường hợp HSDT của các nhà thầu được đánh giá ngang nhau theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 63/CP.

(ii) Trường hợp sau khi ưu đãi, nếu các HSDT xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên xếp hạng cao hơn cho nhà thầu ở địa phương nơi triển khai gói thầu theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 63/CP.

- Trường hợp gói thầu được chia thành nhiều phần thì việc đánh giá HSDT và xét duyệt trúng thầu sẽ được thực hiện trên cơ sở bảo đảm tổng giá đề nghị trúng thầu của gói thầu là thấp nhất (đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tổng giá đánh giá của gói thầu là thấp nhất (đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá đánh giá); tổng điểm tổng hợp cao nhất (đối với gói thầu áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá) và giá đề nghị trúng thầu của cả gói thầu không vượt giá gói thầu được duyệt mà không so sánh với ước tính chi phí của từng phần.

  1. ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT THAY THẾ (Trường hợp HSMT không cho phép nhà thầu chào phương án kỹ thuật thay thế thì xóa bỏ nội dung này)

Trong trường hợp HSMT cho phép chào phương án kỹ thuật thay thế để tìm kiếm những đề xuất sáng tạo của nhà thầu mang lại hiệu quả cao hơn cho gói thầu thì cần đánh giá phương án đề xuất thay thế của nhà thầu xếp hạng thứ nhất và đề xuất các nội dung cụ thể để Bên mời thầu và nhà thầu thương thảo trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng.

  1. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trên cơ sở đánh giá HSĐXTC, tổ chuyên gia nêu rõ các nội dung sau đây:

  1. Danh sách nhà thầu được xem xét, xếp hạng và thứ tự xếp hạng nhà thầu;
  2. Nhận xét về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu. Trường hợp chưa đảm bảo cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế, phải nêu lý do và đề xuất biện pháp xử lý;
  3. Những nội dung của HSMT chưa phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu dẫn đến hạn chế sự tham dự thầu của nhà thầu hoặc dẫn đến có cách hiểu không rõ hoặc khác nhau trong quá trình đánh giá HSDT hoặc có thể dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu; đề xuất biện pháp xử lý.
  4. Ý KIẾN BẢO LƯU

Trường hợp có ý kiến bảo lưu thì cần nêu rõ các thông tin: nội dung đánh giá, ý kiến bảo lưu, lý do và đề nghị thành viên có ý kiến bảo lưu ký tên theo bảng dưới đây:

Stt Nội dung

 

đánh giá

Ý kiến

 

bảo lưu

Lý do Ký tên
         
         

Báo cáo đánh giá này được lập bởi:

____________________

____________________

____________________

[Tất cả các thành viên của tổ chuyên gia ghi rõ họ tên và ký, kể cả thành viên có ý kiến bảo lưu (nếu có)].

Mẫu số 1

KIỂM TRA TÍNH HỢP LỆ CỦA HSĐXTC

HSĐXTC của nhà thầu __________

Stt Nội dung kiểm tra Kết quả (1) Ghi chú
Không có
1 Có bản gốc và đủ số lượng bản chụp HSĐXTC      
2 Đơn dự thầu thuộc HSĐXTC      
3 Bảng giá tổng hợp      
4 Các thành phần khác thuộc HSĐXTC      

   Người đánh giá

(Ký và ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Đối với từng nội dung kiểm tra, nếu có nội dung kiểm tra thì đánh dấu “X” vào ô tương ứng của cột “Có”, nếu không có nội dung kiểm tra thì đánh dấu “X” vào ô tương ứng của cột “Không có”. 

Mẫu số 2

ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LỆ CỦA HSĐXTC

HSĐXTC của nhà thầu __________

Stt Nội dung đánh giá(1) Kết quả đánh giá (2) Nhận xét của chuyên gia Ghi chú
Đáp ứng Không đáp ứng
1. Có bản gốc HSĐXTC        
2. Đơn dự thầu(3)        
KẾT LUẬN(4)      

   Người đánh giá

(Ký và ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Theo tiêu chuẩn đánh giá tính hợp lệ quy định trong HSMT.

(2) Đối với từng nội dung đánh giá, nếu được đánh giá là “Đáp ứng” thì đánh dấu “X” vào ô tương ứng của cột “Đáp ứng”(trường hợp đáp ứng sau khi bổ sung, làm rõ thì nêu rõ tại cột Ghi chú tương ứng), nếu được đánh giá là “không đáp ứng” thì đánh dấu “X” vào ô tương ứng của cột “Không đáp ứng” và nêu rõ lý do không đáp ứng tại cột Nhận xét của chuyên gia.

(3) Đơn dự thầu bao gồm các nội dung theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 30 Nghị định 63/CP.

(4) Nhà thầu được kết luận là ĐẠT khi tất cả nội dung được đánh giá là “đáp ứng”, nhà thầu được kết luận là KHÔNG ĐẠT khi có ít nhất một nội dung được đánh giá là “không đáp ứng”.

Mẫu số 3

SỬA LỖI(1)

HSDT của nhà thầu ___________

Stt Nội dung cần sửa lỗi Giá trị lỗi số học Giá trị lỗi khác Ghi chú
1.        
2.        
       
n.        
Tổng cộng (i) (ii)  
KẾT LUẬN    

   Người đánh giá

(Ký và ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Việc sửa lỗi thực hiện theo quy định trong HSMT.

Đính kèm theo bản chụp văn bản thông báo của Bên mời thầu cho nhà thầu về kết quả sửa lỗi HSDT; bản chụp văn bản trả lời của nhà thầu về việc sửa lỗi của Bên mời thầu.

Mẫu số 4

HIỆU CHỈNH SAI LỆCH(1)

HSDT của nhà thầu ___________

Stt Nội dung cần hiệu chỉnh sai lệch Giá trị sai lệch Ghi chú
Sai lệch thiếu Sai lệch thừa
1.    i1 ii1  
2.    i2 ii2  
.....    
n.    in iin  
Tổng cộng i ii  
Giá dự thầu (giá ghi trong đơn dự thầu không tính giá trị giảm giá (nếu có)) (iii)  

Tỷ lệ sai lệch thiếu (%)

= (|i1|+|i2|+…+|in|)*100%/ (iii)  
KẾT LUẬN(2)    

    Người đánh giá

(Ký và ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Việc hiệu chỉnh sai lệch thực hiện theo quy định trong HSMT.

(2) Nhà thầu được kết luận là ĐẠT khi có sai lệch thiếu với tổng giá trị tuyệt đối không quá 10% giá dự thầu (giá ghi trong đơn dự thầu không tính giá trị giảm giá (nếu có)).

Đính kèm bản chụp văn bản thông báo của Bên mời thầu cho nhà thầu về kết quả hiệu chỉnh sai lệch HSDT; bản chụp văn bản trả lời của nhà thầu về việc hiệu chỉnh sai lệch của Bên mời thầu.

Mẫu số 5

CHUYỂN ĐỔI GIÁ DỰ THẦU SAU SỬA LỖI VÀ HIỆU CHỈNH SAI LỆCH

TRỪ GIÁ TRỊ GIẢM GIÁ (NẾU CÓ) SANG MỘT ĐỒNG TIỀN CHUNG(1)

HSDT của nhà thầu ___________

Giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch trừ giá trị giảm giá (nếu có) Tỷ giá quy đổi quy định trong HSMT Giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch trừ giá trị giảm giá (nếu có), chuyển đổi về một đồng tiền chung
     
     
     
     

   Người đánh giá

(Ký và ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Trường hợp trong HSMT cho phép nhà thầu chào nhiều đồng tiền khác nhau thì trong báo cáo cần chuyển đổi giá đề nghị trúng thầu (giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch trừ giá trị giảm giá) sang một đồng tiền chung theo tỷ giá quy đổi quy định trong HSMT.

Trường hợp không cần chuyển đổi giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ giá trị giảm giá (nếu có) về một đồng tiền chung thì bỏ Mẫu này.

Mẫu số 6

ĐƯA CÁC CHI PHÍ VỀ MỘT MẶT BẰNG ĐỂ

XÁC ĐỊNH GIÁ ĐÁNH GIÁ(1)

HSDT của nhà thầu ___________

TT Nội dung cần đưa về một mặt bằng Cách thức đưa về một mặt bằng Chi phí
1. Chi phí vận hành, bảo dưỡng    
2. Chi phí lãi vay (nếu có)    
3. Tiến độ    
4. Chất lượng    
5. Các yếu tố khác (nếu có)    
TỔNG CỘNG  

Người đánh giá

(Ký và ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Phần này cần liệt kê các yếu tố đưa về một mặt bằng để xác định giá đánh giá theo quy định trong HSMT và các chi phí tương ứng được quy đổi về cùng một mặt bằng.

Mẫu số 7

XÁC ĐỊNH ĐIỂM TỔNG HỢP

(Đối với gói thầu áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá)

HSDT của nhà thầu ___________

  1. Xác định điểm giá
Gnhà thầu Gthấp nhất Điểm giá (điểm)
(1) (2) (3)
     

Ghi chú:

(1) Là giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ giá trị giảm giá (nếu có) chuyển về một đồng tiền chung (nếu có) của HSĐXTC của nhà thầu.

(2) Là giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ giá trị giảm giá (nếu có), chuyển về một đồng tiền chung (nếu có) thấp nhất trong số các nhà thầu được đánh giá chi tiết về tài chính.

(3) Điểm giá = (2) x (100 hoặc 1000)/ (1)                                    

  1. Xác định điểm tổng hợp
Đề xuất về kỹ thuật Đề xuất về tài chính Điểm tổng hợp Điểm ưu đãi (nếu có) Điểm tổng hợp sau ưu đãi
Điểm kỹ thuật K% Điểm giá G%
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
             

    Người đánh giá

(Ký và ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Điểm kỹ thuật của nhà thầu đang xét;

(2) Tỷ trọng điểm về kỹ thuật quy định trong HSMT;

(3) Lấy ở bảng xác định điểm giá;

(4) Tỷ trọng điểm về giá quy định trong HSMT;

(5) = (1) x (2) + (3) x (4);

(6) Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa: điểm ưu đãi ở Mẫu 8B; đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp áp dụng đấu thầu quốc tế: được tính bằng 7,5% x (5) đối với nhà thầu thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi;

(7) = (5) + (6).

Mẫu số 8

TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VỀ TÀI CHÍNH

HSDT của nhà thầu ___________

Stt Nội dung Giá trị
1 Giá dự thầu (giá ghi trong đơn dự thầu không tính giá trị giảm giá (nếu có))  
2 Giá trị sửa lỗi  
3 Giá trị hiệu chỉnh sai lệch  
4 Tỷ lệ sai lệch thiếu  
5 Giá trị giảm giá (nếu có)  
6 Giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch trừ giá trị giảm giá (nếu có)  
7 Tỷ giá quy đổi quy định trong HSMT (nếu có)  
8 Giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ giá trị giảm giá (nếu có), chuyển đổi về một đồng tiền chung (nếu có)  
  Phương pháp giá thấp nhất(1)  
9 ΔƯĐ (nếu có)(2)  
10 Giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ giá trị giảm giá (nếu có), chuyển đổi về một đồng tiền chung (nếu có) và tính ưu đãi (nếu có)  
  Phương pháp giá đánh giá(3)  
11 Giá trị các yếu tố được quy về một mặt bằng  
12 ΔƯĐ (nếu có)(4)  
13 Giá đánh giá  
  Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá(5)  
14 Điểm giá  
15 Điểm kỹ thuật  
16 Điểm tổng hợp  
17 Điểm ưu đãi (nếu có)  
18 Điểm tổng hợp sau ưu đãi  

    Người đánh giá

(Ký và ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá hoặc kết hợp giữa kỹ thuật và giá thì bỏ nội dung này.

(3) Trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất hoặc kết hợp giữa kỹ thuật và giá thì bỏ nội dung này.

(2), (4) ΔƯĐ: là giá trị cộng thêm đối với đối tượng không được hưởng ưu đãi, được xác định như sau:

- Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa lấy theo kết quả ở Mẫu số 8A;

- Đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp áp dụng đấu thầu quốc tế: ΔƯĐ được tính bằng 7,5% x Giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch trừ giá trị giảm giá (nếu có) chuyển đổi về một đồng tiền chung (nếu có) (Stt 8 Mẫu này).

(5) Trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất hoặc giá đánh giá thì bỏ nội dung này.

7. Các thắc mắc về mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất chỉ định thầu.

Báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất là gì?

  • Báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất là công việc của tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động lựa chọn nhà thầu thuộc phạm vi điều chỉnh quy định về lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại Luật đấu thầu năm 2013 khi thực hiện đánh giá thông qua các tiêu chí về tính hợp lệ; năng lực và kinh nghiệm; kỹ thuật và giá.

Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu là bao lâu?

  • Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu theo quy định tối đa là 45 ngày đối với đấu thầu trong nước, 60 ngày đối với đấu thầu quốc tế, tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

Trình tự đánh giá hồ sơ đề xuất như thế nào?

  • Một là: Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu, tính hợp lệ của Hồ sơ dự thầu phải đảm bảo tính hợp lệ theo quy định tại Điều 18 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Để kiểm tra phải dựa vào việc Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu, các thành phần của hồ sơ dự thầu;
  • Hai là: Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm khi đáp ứng được các quy định về: thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu; Nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu được xem xét, đánh giá về kỹ thuật.

  • Ba là: Đánh giá về kỹ thuật và giá, Việc đánh giá về kỹ thuật thực hiện theo tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu; Nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật được xem xét xác định giá thấp nhất.

Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất có nội dung gì?

  • Thông tin cơ bản về giới thiệu gói thầu, dự án.
  • Kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu.
  • Kết luận và kiến nghị.
  • ý kiến bảo lưu.
  • Nội dung kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu.
  • Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu.
  • Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm.
  • Đánh giá về kỹ thuật.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất chỉ định thầu. Mọi thắc mắc xin gửi về đường dây nóng hoặc liên hệ, gửi câu hỏi với chúng tôi qua website, bạn sẽ nhận được phản hồi nhanh nhất và chính xác nhất.

✅ Mẫu: ⭕ báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất chỉ định thầu
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (468 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo