Mẫu bản tự khai trong tố tụng dân sự

Bản tự khai là một văn bản quan trọng trong tố tụng dân sự, được sử dụng để ghi chép các thông tin liên quan đến vụ án do đương sự tự trình bày. Việc sử dụng bản tự khai giúp cho việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, chính xác và hiệu quả hơn.Sau đây, ACC muốn gửi tới quý bạn đọc bài viết "Mẫu bản tự khai trong tố tụng dân sự " và một vài vấn đề pháp lý có liên quan.

mau-ban-tu-khai-trong-to-tung-dan-su

Mẫu bản tự khai trong tố tụng dân sự

1. Mẫu bản tự khai của nguyên đơn là gì?

Mẫu bản tự khai của nguyên đơn là mẫu văn bản ghi lại ý kiến của nguyên đơn về những vấn đề và thông tin cần thiết cho vụ án để bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn

Mẫu bản tự khai của nguyên đơn là mẫu văn bản để ghi lại ý kiến của nguyên đơn để trình bày trong quá trình tố tụng tại Tòa án

2. Mẫu bản tự khai của nguyên đơn:

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

*****o0o*****

Bản tự khai của nguyên đơn

Kính gửi:  TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN/HUYỆN……TỈNH ……….

Tôi tên: ….sinh ngày ……

CMND số:…….cấp ngày……. Tại……

Nơi đăng ký HKTT: ………………….

Nghề nghiệp: …………………………………………………………………………………………….

Nơi công tác: ……………………………………………………………………………………………

Là nguyên đơn trong vụ án …, hiện đang được Tòa án nhân dân quận …………. thụ lý và giải quyết theo trình tự sơ thẩm.

Nội dung sự việc:

Kính đề nghị Quý Tòa xem xét và giải quyết:

Tôi xin trân trọng và chân thành biết ơn.

 Giấy tờ kèm theo:

….., ngày …tháng ……năm …….

Người khai

(ký và ghi rõ họ tên)

3. Hướng dẫn viết đơn:

– Ghi đầy đủ các thông tin trong bản ý kiến

– Ghi chi tiết nội dung trong bản ý kiến

– Giấy tờ kèm theo( ghi các mẫu giấy tờ kèm theo)

– kí và ghi rõ họ tên

4. Các thông tin liên quan:

Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi dân sự của nguyên đơn

– Về Năng lực pháp luật tố tụng dân sự:  là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng dân sự do pháp luật quy định. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực pháp luật tố tụng dân sự như nhau trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự.

– Về chủ thể:

Nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp tham gia tố tụng. Cụ thể, cơ quan bao gồm các cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân. Cơ quan tham gia tố tụng dân sự thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền.

+ Về phạm vi, mức độ tham gia tố tụng dân sự như sau:

Nguyên đơn là người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ người mất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định. Đối với nguyên đơn là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì năng lực hành vi tố tụng dân sự của họ được xác định theo quyết định của Tòa án và việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của họ, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ được xác định theo quyết định của Tòa án

Đối với Nguyên đơn là người chưa đủ sáu tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì không có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của nguyên đơn, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.

Đối Với Nguyên đơn là người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi thì việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.

Dói với Nguyên đơn là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình được tự mình tham gia tố tụng về những việc có liên quan đến quan hệ lao động hoặc quan hệ dân sự đó. Trong trường hợp này, Tòa án có quyền triệu tập người đại diện hợp pháp của họ tham gia tố tụng. Đối với những việc khác, việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện. Quy định này xuất phát từ Bộ luật Lao động năm 2019, theo đó, người đủ 15 tuổi có quyền giao kết hợp đồng lao động; và quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo