Mẫu cam kết mua hàng là bản cam kết được lập ra để cam kết về việc mua hàng. Vậy Mẫu bản cam kết mua bán hàng hóa [Cập nhật 2023] được quy định như thế nào. Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây. Mời các quý đọc giả tham khảo.

1. Bản cam kết là gì?
Bản cam kết là văn bản ghi lại nội dung thống nhất, đã được thỏa thuận giữa hai bên và có giá trị pháp lý. Theo đó, khi một trong hai bên không thực hiện đúng nội dung cam kết thì sẽ chịu trách nhiệm theo nội dung đã thỏa thuận trước pháp luật.
Khi nào sử dụng bản cam kết?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự như sau:
Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
Như vậy với mục đích ghi lại sự đồng thuận của các bên khi thỏa thuận về một vấn đề giao dịch.
Bản cam kết thường được thực hiện trong trường hợp sau:
- Bản cam kết xác nhận nợ và thanh toán nợ;
- Bản cam kết đảm bảo an toàn thi công trong xây dựng;
- Bản cam kết thu nhập cá nhân;
- Bản cam kết tranh chấp đất đai
2. Mua bán hàng hóa là gì ?
Dưới góc độ pháp lý, khái niệm mua bán hàng hóa được pháp luật quy định như sau:
Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bản có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bản, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận (Khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005).
Như vậy, mua bán hàng hóa được hiểu là việc trao đổi hàng hóa giữa bên có hàng hóa và bên có nhu cầu mua hàng hóa trên cơ sở tự nguyện, thỏa thuận ý chí giữa các bên. Phương thức trao đổi hàng hóạ có thể do các bên mua bán hàng hóa thiết lập trực tiếp quan hệ mua bán hàng hóa với nhau hoặc thông qua chủ thể trung gian (bên môi giới, bên đại lý, bên nhận ủy thác mua bán hàng hóa). Hàng hóa được mua bán trao đổi có thể là hàng hóa đang hiện hữu hoặc có thể là hàng hóa sẽ hình thành trong tương lai được phép lưu thông trên thị trường.
3. Mẫu bản cam kết mua bán xe [Cập nhật 2023]
Mẫu cam kết 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——-o0o——-
Địa phương, ngày….. tháng….. năm……..
BẢN CAM KẾT
Kính gửi: ………………………………………………….
Tên cá nhân:…………..…………………..…………
Số CMND/CCCD/hộ chiếu/ĐKKD :………….Ngày cấp: ……….Nơi cấp:…….
Địa chỉ cư trú/trụ sở:……………………….…………….………………………
Nơi làm việc(nếu có): …………………….……………………….……………
Điện thoại liên hệ: …………………….………………………………………
Tôi cam kết các nội dung về mua bán hàng sau đây…………………………………………………
1………………….………………..……………………………………..…………
2………………….………………..……………………………………..…………
3………………….………………..……………………………………..…………
4………………….………………..……………………………………..…………
5………………….………………..……………………………………..…………
Tôi/chúng tôi đề nghị:
1………………….………………..……………………………………..…………
2………………….………………..……………………………………..…………
Người lập biên bạn dạng(Ký và ghi rõ họ tên) | Người cam kết(Ký và ghi rõ họ tên) |
4. Mua bán hàng hóa trong quan hệ dân sự
Mua bán hàng hóa thực chất là một dạng của mua bán tài sản nên có bản chất giống như mua bán tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, đó là:
+ Mua bán hàng hóa là việc bên bán chuyển quyền sở hữu hàng hóa/tài sản cho bên mua và nhận thanh toán, bên mua có quyền sở hữu đối với hàng hóa/tài sản đã mua và có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán;
+ Mua bán hàng hóa/mua bán tài sản đều được thể hiện qua các hình thức pháp lý là hợp đồng.
5. Đặc điểm riêng của mua bán hàng hóa trong thương mại
Tuy nhiên, mua bán hàng hóa trong thương mại còn có những đặc điểm riêng so với mua bán tài sản trong dân sự ở những điểm cơ bản sau:
Một là, mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại nên chủ thể chủ yếu thực hiện quan hệ mua bán hàng hóa là thương nhân.
Mua bán hàng hóa là một trong những hoạt động thương mại chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại. Chủ thể thực hiện hoạt động thương mại nói chung và hoạt động mua bán hàng hóa nói riêng là thương nhân (Khoản 1 Điều 2, khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005). Thương nhân đó có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài (đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế). Theo quy định của Luật Thương mại năm 2005, thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
So với chủ thể mua bán tài sản là các tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thi ít nhất một bên chủ thể mua bán hàng hóa (bên bán) phải đáp ứng thêm điều kiện phải có “đăng ký kinh doanh” với tư cách là thương nhân để thực hiện quan hệ mua bán hàng hóa.
Hai là, mua bán hàng hóa trong thương mại gắn liền với hoạt động mang tính nghề nghiệp của thương nhân - hoạt động thương mại, vì vậy quán hệ mua bán hàng hóa trong thương mại chủ yếu gắn với mục đích sinh lợi. Do sự khác biệt về tính chất chủ thể nên mặc dù một trong các bên chủ thể mua bán tài sản có thể nhằm mục đích sinh lợi nhưng mục đích chủ yếu, thường xuyên của các bên chủ thể mua bán tài sản trong dân sự lại thường hướng đến mục đích sinh hoạt tiêu dùng.
Ba là, thuật ngữ hàng hóa được sử dụng phổ biến trong pháp luật thương mại các nước và Điều ước quốc tế về thương mại. Theo đó, hàng hóa được hiểu theo nghĩa rộng và có hai thuộc tính: có thể lưu thông và có tính thương mại. Khái niệm tài sản được sử dụng trong pháp luật dân sự chỉ về những tài sản được phép giao dịch (lưu thông).
Trên đây là bài viết về Mẫu bản cam kết mua bán hàng hóa [Cập nhật 2023] mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận