Mẫu bản cam kết chịu trách nhiệm và hướng dẫn cách viết

Bản cam kết hay bản cam kết chịu trách nhiệm là loại văn bản có giá trị pháp lý giữa hai bên ký kết, nếu bên nào không làm đúng nội dung trong cam kết thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Bài viết dưới đây ACC cung cấp cho bạn một số thông tin về mẫu bản cam kết chịu trách nhiệm mời bạn tham khảo!

11v

Mẫu bản cam kết chịu trách nhiệm (cập nhật 2022)

1. Bản cam kết chịu trách nhiệm là gì?

Bản cam kết hay bản cam kết chịu trách nhiệm là loại văn bản có giá trị pháp lý giữa hai bên ký kết, nếu bên nào không làm đúng nội dung trong cam kết thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Bản cam kết có giá trị hiệu lực pháp lý khi có chữ ký của cả hai bên cam kết, đã được công chứng viên xác nhận hay chứng thực của các cơ quan có thẩm quyền chứng thực.

Bản cam kết thường được lập khi rơi vào các tình huống sau đây:

– Bản cam kết được dùng phổ biến trong đời sống, công việc khi hai bên có sự thỏa thuận, thống nhất với nhau. Bên B sẽ cam kết thực hiện những điều khoản đã ghi trong hợp đồng, nếu làm sai thì bên A có quyền xử phạt hoặc khởi kiện. Bản cam kết mang tính chất hành chính nhưng đồng thời cũng là thủ tục để giúp hai bên có thể tạo được sự tin tưởng, thống nhất trong cách làm việc với nhau.

2. Trình tự và những lưu ý khi viết bản cam kết

Thứ nhất: Trình tự viết bản cam kết

– Bước 1: Kiểm tra mẫu bản cam kết xem đã đáp ứng đủ những nội dung cần thiết hoặc có những nội dung nào không cần thiết hoặc có những nội dung nào không cần thiết.

– Bước 2: Điền đầy đủ những thông tin thành viên, các thông tin khác một cách chính xác, rõ ràng.

– Bước 3: Ghi rõ nội dung cam kết của hai bên cũng như trường hợp vi phạm sẽ xử lý ra sao.

– Bước 4: Kiểm tra lại tất cả các phần nội dung, thông tin vừa điền vào giấu cam kết. Thống nhất về các luật pháp giữa cả hai bên và tiến hành kỹ xác nhận với cả hai bên tham gia cam kết.

– Bước 5: Đến các cơ quan có thẩm quyền để được xác thực, công chứng, Giấy cam kết chỉ thực sự có hiệu lực khi được công chứng bởi những đơn vị có thẩm quyền.

Thứ hai: Lưu ý khi viết bản cam kết

Khi soạn thảo bản cam kết cần thực hiện các công việc và luật pháp đã thống nhất giữa cả hai bên thì quý bạn đọc cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Trong mẫu bản cam kết phải ghi rõ việc nếu vi phạm phải chịu hoàn toàn trách nhiệm theo đúng như quy định đã cam kết.

– Người viết giấy cam kết phải thể hiện rõ được quan điểm của riêng mình.

– Không nên tẩy xóa, viết sai chính tả trong giấy cam kết.

– Nội dung có ghi trong cam kết cần được trình bày khoa học, ngắn gọn, xúc tích, mang tính chính xác cao.

– Những nội dung thông tin liên quan đến người làm giấy cam kết cần chính xác, rõ ràng, cụ thể và chi tiết.

3. Mẫu bản cam kết chịu trách nhiệm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…….., ngày … tháng …. năm …….

BẢN CAM KẾT

………………………………………..

Kính gửi: ……………………………………………………………………………………………………

Tên cá nhân/tổ chức: ……………………………………………………………………………………

Mã số thuế (nếu có): …………………………………………………………………………………….

Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân số: …………………………………………..

Ngày cấp: ……………………………………… Nơi cấp: ……………………………………………..

Địa chỉ cư trú/trụ sở: …………………………………………………………………………………….

Nơi làm việc (nếu có): ………………………………………………………………………………….

Điện thoại: ………………………………………………………………………………………………….

Tôi xin cam kết các nội dung sau đây:

  1. ………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………….

  1. ………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………….

  1. ………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………….

Tôi/chúng tôi đề nghị:

– ………………………………………………………………………………………………………………..

– ………………………………………………………………………………………………………………..

– ………………………………………………………………………………………………………………..

NGƯỜI CAM KẾT

(Ký và ghi rõ họ tên)

4. Hướng dẫn viết Bản cam kết

– Thông tin cá nhân của người viết cam kết:

Đây là một trong những yêu cầu bắt buộc khi soạn thảo một văn bản có liên quan tới thủ tục hành chính. Những thông tin cần thiết nhằm xác thực danh tính bản thân như họ và tên; ngày tháng năm sinh; số chứng minh thư/căn cước …

– Nội dung của bản cam kết:

+ Trong các lĩnh vực khác nhau nội dung của từng bản cam kết cũng có những nội dung cam kết khác nhau, khi tham gia ký kết cần đọc kỹ nội dung để xác định được vấn đề có đúng như nguyện vọng của bản thân không …

+  Người cam kết phải thể hiện rõ ý chí của bản thân, cũng như nguyện vọng thật sự của bản thân đối với vấn đề cam kết.

5. Những câu hỏi thường gặp.

5.1. Khi nào cần đến bản cam kết chịu trách nhiệm?

Bản cam kết được dùng phổ biến trong đời sống, công việc khi hai bên có sự thỏa thuận, thống nhất với nhau.

Bản cam kết mang tính chất hành chính nhưng đồng thời cũng là thủ tục để giúp hai bên có thể tạo được sự tin tưởng, thống nhất trong cách làm việc với nhau. Bên cạnh đó thì nó có rất nhiều dạng, tùy vào từng mục đích sử dụng mà sẽ có những mẫu văn bản khác nhau như bản cam kết của học sinh, mẫu cam kết trả nợ, mẫu giấy cam đoan, bản cam kết của phụ huynh học sinh, bản cam kết thực hiện công việc, bản cam kết giữ bí mật, bản cam kết tôn trọng đời tư cá nhân….

5.2. Tại sao phải viết bản cam kết chịu trách nhiệm?

Bản cam kết này có giá trị ràng buộc, ghi nhận sự thỏa thuận hợp pháp theo ý chí của các bên. Trong quá trình giải quyết các tranh chấp phát sinh về sau đây có thể là một tài liệu chứng cứ quan trọng được tòa án coi như một bằng chứng, chứng cứ có giá trị chứng minh tại tòa án.

5.3. Bản cam kết chịu trách nhiệm viết tay thì có hiệu lực pháp lý không?

Dù ở hình thức nào thì nội dung của văn bản vẫn thống nhất và các bên thực hiện cam kết vẫn không thay đổi. Theo quy định của pháp luật, hiệu lực pháp lý của một văn bản pháp lý sẽ hình thành khi nó có chữ ký của các bên tham gia. Và phải được công chứng hoặc chứng thực. Như vậy bản cam kết viết tay không công chứng, chứng thực sẽ không có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, theo điều 129 BLDS 2015. “Một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch. Thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó”.

5.4. Cam kết bằng văn bản khi nào thì có giá trị pháp lý?

Cam kết có giá trị hiệu lực pháp lý khi có chữ ký của hai bên cam kết. Và đã được công chứng hay chứng thực trước cơ quan pháp luật. Để đảm bảo nội dung cam kết được không trái với các quy định pháp luật. Xây dựng hành lang pháp lý ràng buộc các bên trong quyền và nghĩa vụ như nội dung cam kết. Trong trường hợp nếu bên nào không làm đúng nội dung trong cam kết thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

6. Công ty Luật ACC

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu về mẫu bản cam kết chịu trách nhiệm cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan trong trong phạm vi này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ về mẫu bản cam kết chịu trách nhiệm thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

✅ Mẫu bảng cam kết: Chịu trách nhiệm
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo