Với quốc gia mà xe gắn máy là phương tiện đi lại phổ biến cho người dân như Việt Nam hiện nay, hẳn chúng ta đã không còn xa lạ gì với giấy phép lái xe A1. Chính phủ quy định về yêu cầu phải có giấy phép lái xe A1 mới được tham gia điều khiển xe gắn máy là vô cùng cần thiết, để đảm bảo giữ gìn trật tự an toàn giao thông đường bộ. Tuy nhiên, phải làm gì nếu bị mất hồ sơ gốc và giấy phép lái xe A1? Sau đây, Luật ACC sẽ giúp quý bạn đọc tìm hiểu và phân tích rõ hơn.
1. Giấy phép lái xe hạng A1 là gì?
2. Mất hồ sơ gốc và giấy phép lái xe A1
Theo quy định mới nhất của Chính phủ, tại thông tư số 12/2017/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 15/04/2017, quy định về điều kiện, thủ tục cấp lại bằng lái xe hạng A1 như sau:
- Trường hợp 1: Khi mất bằng lái xe A1, nhưng còn hồ sơ gốc: Quý bạn đọc sẽ làm thủ tục xin cấp lại ở Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Bộ Giao thông vận tải. Nếu bạn đọc ở tỉnh thì có thể đến Sở Giao thông vận tải tỉnh để xin được cấp giấy phép. Khi đến Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Bộ Giao thông vận tải để cấp lại giấy phép lái xe. Người lái xe cần nộp 01 bộ hồ sơ, chụp ảnh tận nơi và xuất trình bản chính của các giấy tờ trên (trừ bản gốc đã gửi) để đối chiếu. Nếu hợp lệ, Bộ Giao thông vận tải sẽ cấp lại bằng lái xe cho bạn theo đúng lịch trình.
- Trường hợp 2: Người bị mất bằng lái xe lần 2 trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày cấp lại giấy phép lái xe lần 1, muốn cấp lại bằng thì phải thi lại sát hạch lý thuyết. Nếu tên của bạn vẫn trong hồ sơ của cơ quan sát hạch, khi tra cứu vi phạm của chủ xe trong CSDL quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, không phát hiện bất kỳ lỗi vi phạm nào, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, kết hợp sát hạch lại lý thuyết để được cấp lại bằng lái xe.
- Trường hợp 3: Người bị mất bằng lái xe lần thứ 3 trở đi trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp giấy phép lái xe lần 2 sẽ không được cấp lại bằng mà bắt buộc phải thi lại cả sát hạch lý thuyết và thực hành. Người có bằng lái xe bị mất từ lần thứ 3 trở lên trong thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp lại bằng lái xe bị mất lần đầu, nếu còn tên trong danh sách hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không phát hiện mắc lỗi giao thông đang bị các cơ quan thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 2 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, sát hạch lại cả phần lý thuyết lẫn thực hành để được cấp lại bằng lái xe hạng A1.
- Trường hợp 4: Nếu như bạn mất bằng lái xe A1 và không còn hồ sơ gốc, bắt buộc bạn đọc phải làm đơn đăng ký thi lại lý thuyết và thực hành.
Mất hồ sơ gốc và giấy phép lái xe A1
3. Quy trình thi lại giấy phép lái xe A1
3.1. Hồ sơ đăng ký thi bằng lái
Thi bằng lái xe máy cần những gì? Để đăng ký thi sát hạch bằng lái xe máy do Bộ giao thông tổ chức, cần chuẩn bị các hồ sơ có liên quan sau:
- 4 ảnh thẻ 3x4, lấy cả vai đến khuỷu tay, phông nền ảnh màu xanh dương.
- Giấy chứng minh hoặc căn cước công dân photo và được công chứng.
- Giấy khám sức khỏe đủ điều kiện tham gia thi bằng lái xe A1 hoặc A2.
- Đơn đăng ký thi bằng lái xe.
- Nếu đối tượng dự thi đã có bằng lái xe ô tô chỉ phải thi phần thực hành và được miễn thi lý thuyết.
Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, công dân có thể nộp hồ sơ đăng ký tại các trung tâm hoặc các cơ sở tổ chức thi sát hạch, không cần phải mua hồ sơ.
3.2. Phần thi lý thuyết
- Cấu trúc phần lý thuyết: Phần thi lý thuyết gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm. Mỗi thí sinh trả lời một đề thi khác nhau do máy tính lựa chọn ngẫu nhiên.
- Lưu ý:
- Trong đề thi sát hạch lý thuyết sẽ có 1 câu hỏi điểm liệt, nếu trả lời sai thí sinh sẽ bị đánh trượt dù các câu hỏi khác đều trả lời đúng..
- Người tham gia thi bằng lái xe máy A1 phải trả lời đúng ít nhất 21 câu hỏi trong tổng số 25 câu.
- Khi vượt qua bài thi lý thuyết mới có thể tiếp tục thi thực hành lái xe. Nếu không qua bài thi lý thuyết thì phải tiếp tục thi ở lần kế tiếp.
3.3. Phần thi thực hành
- Cấu trúc phần thực hành: Người thi sẽ thực hiện lần lượt 4 phần là lái xe chạy theo hình số 8, đường thẳng, đường quanh co và đường nhấp nhô.
- Lưu ý:
- Nếu đạt điểm tối thiểu để đạt là 80/100 thí sinh mới hoàn thành phần thi thực hành.
- Khi sát hạch thực hành sẽ sử dụng xe được gắn chip của địa điểm thi và là xe máy số
- Thí sinh đi sai trình tự sẽ bị mất quyền thi
- Thí sinh bị trừ 05 điểm/1 lần bánh xe đè lên vạch giới hạn/ vạch cản của hình sát hạch; hoặc chống chân xuống đất/ xe chết máy/ mỗi phút quá thời gian thực hiện bài thi.
- Thí sinh bị mất quyền thi sát hạch nếu cả hai bánh của xe thi sát hạch đi ra ngoài hình sát hạch/ không hoàn thành bài thi sát hạch
- Thí sinh sẽ bị truất quyền thi nếu xe bị đổ.
4. Hậu quả pháp lý nếu không làm lại bằng lái xe A1 khi tham gia điều khiển phương tiện
Mất bằng lái xe A1 nhưng không thực hiện thủ tục làm lại sẽ bị xem là không có giấy phép lái xe.
Vì vậy Theo điểm a khoản 5, điểm b khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức phạt tiền từ 800.000 đồng - 04 triệu đồng đối với người điều khiển xe máy và các loại xe tương tự xe máy mà không có Giấy phép lái xe.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu và phân tích của chúng tôi về hướng dẫn mất hồ sơ gốc và giấy phép lái xe A1, cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan. Hi vọng có thể giải đáp giúp cho bạn đọc những thông tin cơ bản cần thiết, góp phần giúp quá trình vay tài sản trên thực tế diễn ra thuận lợi hơn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
- Gmail: [email protected]
- Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận