Mặt hạn chế của cạnh tranh được biểu hiện ở nội dung là làm cho môi trường bị suy thoái, cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm dành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận.
1. Cạnh tranh là gì?
Cạnh tranh là sự thi đua, đấu tranh giữa các nhà kinh doanh về mặt kinh tế để có thể đạt được những điều kiện thuận lợi trên cùng thị trường bằng một số phương thức khác nhau.
Cạnh tranh là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong một số lĩnh vực như: kinh tế, thương mại, chính trị, thể thao…để có thể phát triển và đưa tổ chức mình đi lên, cần phải có những mục tiêu cạnh tranh nhất định nhằm đáp ứng được nhu cầu và sự phát của tổ chức.
1.1. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh
– Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh.
– Người sản xuất, kinh doanh có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau.
– Cạnh tranh ra đời cùng quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa.
1.2. Tính hai mặt của cạnh tranh
* Mặt tích cực của cạnh tranh
– Kích thích lực lượng sản xuất, khoa học – kĩ thuật phát triển và năng suất lao động xã hội tăng lên.
– Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước.
– Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần chủ động hội nhập quốc tế.
=> Cạnh tranh theo đúng pháp luật và gắn liền với các mặt tích cực à cạnh tranh lành mạnh à là động lực kinh tế của sản xuất và lưu thông.
* Mặt hạn chế của cạnh tranh
– Chạy theo lợi nhuận một cách thiếu ý thức, vi phạm quy luật tự nhiên trong khai thác tài nguyên.
– Dùng những thủ đoạn phi pháp, bất lương để giành giật khách hàng và thu lợi nhuận.
– Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường.
Cạnh tranh là quy luật kinh tế tồn tại khách quan, vừa có mặt tích cực vừa có mặt hạn chế nhưng mặt tích cực là cơ bản, mang tính trội, còn mặt hạn chế sẽ được nhà nước điều tiết thông qua giáo dục, pháp luật và các chính sách kinh tế – xã hội thích hợp.
2. Mục đích cạnh tranh
Cạnh tranh giành được nhiều lợi nhuận từ cá nhân, tổ chức khác.
– Có chỗ đứng trong thị trường, nguồn nguyên liệu dồi dào, thu hút nhiều khách hàng….sẽ có nhiều ưu thế, thuận lợi cho sự phát triển và doanh thu cao.
– Cạnh tranh giúp giành được nhiều lợi thế, tránh được những rủi ro và thiệt hại trong suốt quá trình kinh doanh.
– Cạnh tranh là động lực để cá nhân, tổ chức phấn đấu, thay đổi và nỗ lực phát triển về mọi mặt
– Sự cần thiết về cạnh tranh chính là động lực để phát triển kinh tế thị trường. Cạnh tranh sẽ tạo ra sức ép và kích thích sự tìm tòi, sáng tạo và phát triển về mọi mặt.
Hiện nay, thị trường ngày càng hội nhập cạnh tranh đã được các quốc gia trên thế giới thừa nhận và coi trọng, mục đích là phát triển kinh tế, các mối quan hệ xã hội, nâng cao hiểu biết toàn xã hội.
– Cạnh tranh là con đường để tồn tại , duy trì của doanh nghiệp.
3. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh
3.1. Khái niệm
Theo Khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2018, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.
Như vậy có thể hiểu cạnh tranh không lành mạnh là tất cả những hành động trong hoạt động kinh tế trái với đạo đức nhằm làm hại các đối thủ kinh doanh hoặc khách hàng. Cạnh tranh không lành mạnh là phương thức cạnh tranh mà các doanh nghiệp thực hiện bởi những cách thức không lành mạnh với mục đích gây phản cạnh tranh. Cạnh tranh không lành mạnh có thể làm hạn chế cũng như triệt tiêu cạnh tranh đồng nghĩa với việc triệt tiêu động lực phát triển kinh tế và xâm hại lợi ích của cộng đồng cũng như xã hội.
3.2. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị pháp luật cấm
Tại Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 cũng liệt kê các hành vi được xem là cạnh tranh không lành mạnh bị cấm, gồm:
- Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức:
+ Chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin nhằm tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh;
+ Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin.
- Ép buộc đối tác kinh doanh, khách hàng của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
- Làm ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp đó.
- Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.
- Lôi kéo khách hàng bất chính dưới các hình thức:
+ Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;
+ So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung;
- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó;
- Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm.
4. Hành vi hạn chế cạnh tranh
4.1. Khái niệm
Theo khoản 2 Điều 3 Luật cạnh tranh 2018 thì:
"Là hành vi gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền."
4.2. Các hành vi hạn chế cạnh tranh
a. Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm:
– Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;
– Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
– Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
– Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
– Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
– Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận;
– Thỏa thuận hạn chế phát triển kĩ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;
– Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện kí kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;
– Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận;
– Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận;
– Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
b. Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh. Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bao gồm:
– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
– Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lí hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
– Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kĩ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
– Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
– Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong kí kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
– Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác;
– Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo qui định của luật khác.
c. Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền
Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bao gồm:
– Áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng;
– Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lí do chính đáng;
– Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo qui định của luật khác.
Trên đây là toàn bộ bài viết về Mặt hạn chế của cạnh tranh. Hi vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho quý bạn đọc. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai… Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Nội dung bài viết:
Bình luận