So sánh sự khác nhau của vận đơn chủ (Master B/L) và vận đơn thứ cấp (House B/L) ?

Hẳn bạn đọc đã từng ít nhất một lần nghe đến thuật ngữ master bill. Vậy master bill là gì? Sau đây, Luật ACC sẽ phân tích để quý bạn đọc có cái nhìn khách quan và chính xác hơn về thuật ngữ này.

1. Master bill là gì?

Master Bill of Lading (viết tắt là Master B/L) dịch sang Tiếng Việt nghĩa là vận đơn đường biển cho hãng tàu phát hành, hay còn gọi là Vận đơn chủ.
Vận đơn chủ là những loại vận đơn chủ do người sở hữu phương tiện vận chuyển (như hãng tàu, hãng máy bay) cấp cho người đứng tên trên bill với tư cách là những chủ hàng. Hình thức nhận diện Vận đơn chủ là trên vận đơn có thông tin hãng tàu như Logo, tên công ty, số điện thoại, văn phòng hãng tàu...
Trên Vận đơn chủ, người gửi hàng là Công ty giao nhận vận tải ở nước xuất khẩu (không phải là công ty xuất khẩu), còn người nhận hàng là Công ty giao nhận vận tải ở nước nhập khẩu. Thường 2 công ty giao nhận ở 2 nước có mối quan hệ đại lý, hoặc công ty mẹ con.
Master Bill Là Gì
So sánh sự khác nhau của vận đơn chủ (Master B/L) và vận đơn thứ cấp (House B/L)?
Như vậy, trong việc vận chuyển hàng hóa bằng container, nguyên tắc chung là các hãng tàu vận chuyển container chỉ nhận những lô hàng đóng đầy một container, không nhận những lô hàng nhỏ lẻ. Người gửi hàng của mỗi một container sẽ được cấp một vận đơn sau khi hàng đã được hãng tàu tiếp nhận. Với những lô hàng nhỏ lẻ, người đại lý giao nhận đứng ra thu gom hàng từ những chủ hàng nhỏ lẻ để lưu cước với hãng tàu. Trong hợp đồng với hãng tàu container, đại lý giao nhận trở thành người gửi hàng và được hãng tàu cấp vận đơn, vận đơn này gọi là Vận đơn chủ.

2. House bill là gì?

House Bill of Lading (viết tắt là House B/L) dịch sang Tiếng Việt nghĩa là vận đơn đường biển do công ty giao nhận vận tải phát hành, hay còn gọi là Vận đơn thứ cấp.
Vận đơn thứ cấp là những loại vận đơn công ty trung gian phát hành cho Shipper là người xuất hàng thực tế và người nhận hàng thực tế. Như vậy những loại vận đơn do hãng tàu phát hành như Bill Gốc (Original Bill), Telex Release (Surrendered bill) hay Express release (Seaway bill) thì công ty trung gian vẫn có quyền phát hành những bill này. Tuy nhiên về pháp luật sẽ có quyền và trách nhiệm khác nhau.
Ở nước ngoài, HB/L còn có thể do 1 loại công ty vận chuyển có tên là chủ tàu không tàu - NVOCC (Non Vessel Ocean Common Carrier) phát hành. Nhưng ở Việt Nam chưa thấy loại hình này. Thế nên HB/L được hiểu là của công ty trung gian cấp.

3. So sánh Master B/L và House B/L

Đặc tính Master Bill House Bill
Giống - Vận đơn đường biển

- Loại hình: Bill gốc (Original Bill) và Surrender Bill, Seaway bill…

Khác Đối tượng phát hành Người gửi hàng thực tế hoặc công ty Forwarder Người gửi hàng thực tế
Fix Khó chỉnh sửa Dễ chỉnh sửa (hình thức cá nhân phát hành)
Rủi ro Có rủi ro nhưng tỉ lệ tổn thất thấp hơn, do hãng tàu thường là đơn vị lớn, có uy tín, nếu gặp phải rủi ro thì người gửi hàng có bill gốc có thể kiện trực tiếp hãng tàu để đòi quyền lợi. Rủi ro cao hơn, và tùy theo trách nhiệm của công ty Forwarder.
Chịu tác động của quy tắc Hague, Hamburg,… Không
Hình thức Logo, tên công ty, số điện thoại, văn phòng của công ty hãng tàu. Logo, tên công ty, số điện thoại, văn phòng của công ty Forwarder.
Nơi nhận hàng Cảng đến (Port) Thường là kho bãi của công ty Forwarder

4. Câu hỏi thường gặp

  • Nên sử dụng vận đơn chủ hay vận đơn thứ cấp?
Về mặt rủi ro, thì hãng tàu thường có quy mô và uy tín tốt hơn công ty forwarder, nên chứng từ MBL mà họ phát hành ra ít nhiều cũng có độ “đảm bảo” cao hơn.
  • Có phải lô hàng nào cũng cần có cả hai vận đơn trên không?
Không. Có nhiều trường hợp, chủ hàng làm việc thẳng với hãng tàu không qua fowarder, hoặc có nhờ forwarder book chỗ nhưng chủ hàng vẫn yêu cầu được đứng tên trên Bill. Khi đó, hãng tàu vẫn cấp vận đơn MBL trực tiếp cho chủ hàng, và cũng có nghĩa là không xuất hiện HBL.
  • Có trường hợp nào sử dụng 1 MBL nhưng nhiều HBL và ngược lại không?
Có. Ví dụ khi có hãng tàu vận chuyển nguyên container, 1 forwarder gom hàng lẻ (consolidator) HBL cho mỗi lô hàng, và 1 forwarder khác nhận 1 hàng và chỉ cấp 1 HBL cho lô hàng mà mình nhận vận chuyển. Trong trường hợp này, sẽ xuất hiện nhiều B/L (thường gọi là Bill nối), và nhiều D/O (hay được gọi là lệnh nối). Ngược lại, forwarder có nhiều lô hàng của những chủ hàng khác nhau nhưng đi cùng chuyến tàu. Do đó, forwarder cấp nhiều HBL, nhưng chỉ làm 1 MBL với hãng tàu (để tiết kiệm chi phí, thời gian).
Quý bạn đọc có thể tham khảo các bài viết liên quan: Cách tra cứu mã vận đơn; Quy trình làm vận đơn đường biển.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu và phân tích của chúng tôi về master bill là gì?, cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan. Hi vọng có thể giải đáp giúp cho bạn đọc những thông tin cơ bản cần thiết, góp phần giúp quá trình giao dịch trên thực tế diễn ra thuận lợi hơn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo