Margin Call là gì? Khi nào thị bị Margin Call trong chứng khoán? Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết sau nhé!
1. Margin Call là gì?
- Margin Call, còn được gọi là lệnh dừng ký quỹ, là một biện pháp bảo vệ giúp trader quản lý rủi ro của họ và ngăn ngừa tổn thất bổ sung. Đó là một thông báo từ nhà môi giới của bạn rằng bạn có nguy cơ có thể có một số hoặc tất cả các lệnh của bạn buộc phải đóng hoặc bị thanh lý.
- Mức giới hạn được tính bằng cách chia vốn chủ sở hữu của bạn cho mức ký quỹ bắt buộc và nhân với 100%.
- Lệnh Margin Call xảy ra khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tài khoản giảm xuống dưới mức yêu cầu ký quỹ duy trì.
- Tại XTB, margin call xảy ra khi mức ký quỹ của bạn giảm xuống dưới 30%.
- Stop Out là hành động đóng hoặc thanh lý các lệnh của bạn.
- Tại XTB, việc dừng giao dịch xảy ra khi mức ký quỹ của bạn giảm xuống dưới 30%.
- Khi một lệnh đóng giao dịch xảy ra, lệnh đang mở với khoản lỗ lớn nhất của bạn sẽ tự động bị đóng cho đến khi mức ký quỹ của bạn trở lại trên 30% để bảo vệ tài khoản của bạn khỏi bị lỗ thêm. Đây là cách XTB giúp bạn quản lý rủi ro của mình.
- Để tránh bị đóng những lệnh đang mở của bạn khi đang giao dịch, bạn cần đảm bảo mức ký quỹ của mình duy trì trên 30% bằng cách gửi thêm tiền.
Hạn chế thua lỗ là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của giao dịch và nhiều trader chọn sử dụng lệnh cắt lỗ như một biện pháp bảo vệ. Mặt khác, một số trader quyết định quản lý rủi ro của họ theo cách thủ công bằng cách giám sát các giao dịch mở của họ.
Mức ký quỹ của bạn là khoản ký quỹ bắt buộc để duy trì mỗi giao dịch mở trên tài khoản của bạn. Để mở và duy trì giao dịch của bạn, bạn phải có đủ nguồn lực giao dịch để đáp ứng yêu cầu ký quỹ mọi lúc.
Vốn rảnh rỗi của bạn thể hiện số còn lại để thực hiện các giao dịch mới hoặc trang trải bất kỳ biến động giá tiêu cực nào trong các giao dịch mở của bạn.
Lệnh dừng ký quỹ là một biện pháp bảo vệ, đặc biệt đối với các trader không sử dụng lệnh cắt lỗ. Khi mức ký quỹ giảm xuống dưới 30%, lệnh mở của bạn với khoản lỗ lớn nhất sẽ tự động bị đóng như một cơ chế an toàn được tích hợp sẵn.
2. Cách tính Call Margin trong chứng khoán
Mỗi Công ty Chứng khoán sẽ có quy định cụ thể về tỷ lệ Margin Call khác nhau. Dưới đây là cách tính và giải quyết khi xảy ra Call Margin.
Trước tiên, bạn cần xác định con số giá trị cụ thể khiến Call Margin xảy ra bằng công thức: Giá trị thực có / Tổng giá trị chứng khoán
Gọi A là giá trị cổ phiếu hiện tại, B là số tiền vay. Khi thị trường suy giảm, A sẽ giảm dẫn đến Margin giảm. Do tỷ lệ này sẽ được tính bằng thương của A chia B. Gọi C là tỷ lệ Call Margin của công ty chứng khoán. Nếu tỷ lệ A/B < Z thì sẽ xảy ra 2 trường hợp cần giải quyết sau:
- Trường hợp 1: Nộp bổ sung tiền
(A+ số tiền nộp thêm)/(B+số tiền nộp thêm) > C
- Trường hợp 2: Bán cổ phiếu
(A + số lượng cổ phiếu*giá)/Y >Z
Ví dụ: Bạn đang có 100 triệu đồng và muốn mua số cổ phiếu tổng cộng 200 triệu đồng, mỗi cổ phiếu có giá là 100 nghìn đồng. Để đủ tài chính, bạn tiến hành ký quỹ Margin theo tỷ lệ 1:2 ở công ty A. Bạn đã sở hữu được 2000 cổ phiếu. Công ty chứng khoán A có tỷ lệ Call Margin là 30%. Sau một thời gian giá trị cổ phiếu giảm xuống còn 140 triệu đồng, nếu trừ phần vay từ quỹ Margin thì bạn còn lại 40 triệu. Lúc này, Giá trị thực có/Tổng giá trị chứng khoán = 40/140 = 28,5% và nhỏ hơn 30%.
Khi đó Call Margin sẽ xảy ra, công ty chứng khoán sẽ yêu cầu bạn nộp thêm tiền hoặc bán bớt cổ phiếu để giải quyết. Cụ thể:
- Trường hợp 1: Nộp bổ sung 10 triệu đồng
(40 triệu+10 triệu)/(140 triệu +10 triệu) = 33.33% > 30%
- Trường hợp 2: Bán bớt 200 cổ phiếu
(40 triệu + 100 nghìn*200)/140 triệu = 42.8% > 30%
Vậy bạn phải nộp thêm 10 triệu vào tài khoản, hoặc bán đi 200 cổ phiếu để không bị Call Margin.
3. Khi nào thì bị Call Margin trong chứng khoán
Khi các nhà đầu tư đang có giao dịch ký quỹ với một Công ty Chứng khoán, sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị Call Margin. Bạn có thể xác định nguy cơ bị Call Margin của mình theo nội dung sau:
- Khi sự biến động của thị trường làm thay đổi giá của cổ phiếu. Trong khi đó, bạn mua phải chứng khoán không có tiềm năng tăng trưởng, công ty phát hành có kết quả kinh doanh không tốt làm giảm lợi nhuận và cổ tức cho cổ đông, các rủi ro lãi suất xảy ra,…. Từ đó kéo theo giá chứng khoán bị giảm sâu.
- Khi thị trường giảm điểm cũng tác động một phần đến giá trị của cổ phiếu. Tỷ lệ Margin có thể quyết định được sự bám trụ của các nhà đầu tư khi toàn bộ nền kinh tế có xu hướng giảm.
Nội dung bài viết:
Bình luận