Tất cả các loại hàng hóa lưu thông trên thị trường đều cần có mã vạch nhằm để biết nguồn gốc thông tin của sản phẩm đó. Vậy mã vạch 88 của nước nào? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.

1. Mã vạch là gì?
Mã vạch là dòng mã được lưu trữ và truyền tải thông tin đầy đủ của một sản phẩm, hàng hóa nào đó. Đây là 1 kí hiệu tổ hợp các vạch thẳng, khoảng trắng đen và bên dưới là các con số. Độ rộng, ngắn của các vạch thẳng đen trắng này biểu diễn thông tin số hay chữ số và chỉ có máy quét mới đọc được chứ mắt thường chúng ta nhìn vào sẽ không hiểu gì hết. Nội dung lưu trữ của mã vạch về thông tin sản phẩm gồm có như: nước đăng ký mã vạch, tên doanh nghiệp, thương hiệu, lô, tiêu chuẩn chất lượng, thông tin kích thước sản phẩm, nơi kiểm tra…
Mã số vạch được thu nhận bởi một máy quét vạch thông minh, máy quét tiếp nhận hình ảnh của mã vạch rồi sau đó sẽ chuyến đến máy tính hoặc thiết bị tra cứu thông tin. Thông thường khi quét mã vạch sẽ có luồn sáng phát ra kèm theo thấu kính, nhằm hội tụ ánh sáng lên mã vạch. Rồi sau đó thu ánh sáng phản xạ về cảm quang chuyển hóa tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện. Ngoài ra, nhiều máy quét mã vạch còn có thêm mạch điện tử xử lý tín hiệu thu được từ cảm quang để chuyển thành tín hiệu phù hợp cho kết nối với máy tính.
>>Để hiểu thêm về cách đăng ký mã vạch sản phẩm mời các bạn đọc thêm bài viết: Đăng ký mã số mã vạch cùng Công ty Luật ACC
2. Có bao nhiêu loại mã vạch?
Cũng giống như các kí hiệu khác, mã vạch cũng phân ra thành nhiều loại của từng sản phẩm, từng quốc gia, từng doanh nghiệp. Phần lớn, mọi người thường rất ít quan tâm đến mã vạch, đa số chỉ biết mã vạch – là mã vạch thôi. Nhưng nếu có kiến thức, bạn sẽ nắm bắt rất nhiều thông tin về dòng mã vạch cũng như hàng hóa mà mình đang sở hữu. Hiện nay, mã vạch được chia thành nhiều loại khác nhau, nhưng chủ yếu là UPC, EAN, Code 39, Interleaved 2of 5, Codabar và Code 128. Và hiện nay, trong thương mại trên toàn thế giới chủ yếu sử dụng 2 loại mã vạch là UPC Và EAN.
a. Hệ thống mã vạch UPC
UPC là loại kí hiệu mã số được ứng dụng trong ngành thực phẩm vào những năm 1973 và nó đã phát triển hệ thống mã vạch này nhằm gán mã số không trùng lặp cho từng sản phẩm. UPC được sử dụng giống như “giấy phép bằng số” cho từng loại sản phẩm. Mã vạch UPC có 2 phần: phần mã vạch cho máy đọc và phần số con người có thể đọc và hiểu được. Phần số của mã vạch UPC gồm có 12 ký số, không bao gồm ký tự đó.
b. Hệ thống mã vạch EAN
EAN là một bước phát triển kế tiếp của UPC, về cách mã hóa thì cũng tương như hệ thống mã vạch UPC, nhưng số lượng số mã vạch thì đến 13 số, trong đó có 2 hoặc 3 ký số đầu tiên làm mốc, dùng để biểu tượng nguồn gốc của nước đó. Ngoài ra, trong 1 hệ thống mã vạch người ta còn phát triển nhiều version khác như: EAN-8, EAN-13, EAN-14, UPC-A, UPC-B, UPC-C, UPC-D…
3. Vậy mã vạch 88 là của nước nào?
Về những con số mã vạch trên sản phẩm hàng hóa thì có lẻ rất ít ai biết được cụ thể nguồn gốc hay con số thuộc nước nào. Và cũng không thể nào có ai nhớ hết được các mã vạch cảu nước nào, vì có rất nhiều số từ 0- 999. Và đã có rất nhiều bạn đọc gởi thông tin thắc mắc đến chúng tôi rằng các số như mã vạch 88 là mã vạch có xuất xứ từ đầu và làm sao để có thể kiểm tra được đó là hàng chính hãng hay hàng nhái?
Theo quy định mã số mã vạch của các quốc gia trên thế giới thì hiện tại số 88 chưa có của nước nào cả. Nhưng các bạn có thể tham khảo những con số gần với mã vạch 88 như:
Mã vạch 80-83 là của Italy
Mã vạch 84 là của Tây Ban Nha
Mã vạch 871 là của Hà Lan hay còn gọi là Netherlands, tuy nhiên bạn sẽ không dễ gì tìm thấy mã vạch này trên thị trường hàng hóa Việt Nam. Không chỉ riêng 871 mà những con số mã từ 870, 871, 872, 873, 874, 875, 876, 877, 878, 879 đều là của Hà Lan.
Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi mã vạch 88 mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ:
Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận