Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp các cá nhân, tổ chức cần tìm hiểu về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (mã ngành VSIC) một cách cụ thể và chi tiết.. Vậy mã ngành VSIC là gì? Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (mã ngành VSIC) được quy định như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của ACC để được giải đáp một cách cụ thể và chi tiết.

1. Mã ngành VSIC là gì?
VSIC (Vietnam Standard Industrial Classification System) là hệ thống ngành kinh tế Việt Nam được sử dụng thống nhất khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. VSIC được xây dựng và quản lý bởi Tổng cục Thống kê, dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế nhưng cũng được điều chỉnh để phù hợp với đặc thù của nền kinh tế Việt Nam.
Mã ngành VSIC bao gồm các mã số và mô tả chi tiết về các ngành, từ sản xuất, dịch vụ, đến các hoạt động kinh tế khác. Hệ thống này không chỉ cung cấp một cấu trúc nhất quán cho việc thu thập và phân tích dữ liệu kinh tế mà còn giúp các cơ quan quản lý và doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc theo dõi, báo cáo, và quản lý hoạt động kinh doanh.
Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải xác định và chọn mã ngành phù hợp với lĩnh vực hoạt động chính của mình theo quy định trong hệ thống VSIC. Việc này giúp định hướng rõ ràng các quyền và nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp, cũng như hỗ trợ trong việc cấp giấy phép hoạt động và các thủ tục hành chính khác.
>> Đọc bài viết Hướng dẫn tra cứu mã ngành đăng ký kinh doanh để được cung cấp thêm thông tin liên quan
2. Phân loại mã ngành VSIC

Danh mục hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (mã ngành VSIC) được pháp luật quy định khá chặt chẽ và rõ ràng nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư trong nước.
Trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam sẽ được thể hiện bằng dãy gồm 6 ký tự thể hiện mã ngành từ cấp 1 đến cấp 5 bao gồm:
- Mã ngành nghề cấp 1: Bao gồm 21 ngành và mỗi ngành được mã hóa bằng 01 chữ cái từ A đến U thể hiện lĩnh vực kinh doanh.
- Mã ngành nghề cấp 2: Bao gồm 88 ngành và mỗi ngành được mã hóa bằng 02 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 1.
- Mã ngành nghề cấp 3: Bao gồm 242 ngành và mỗi ngành được mã hóa bằng 01 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 2.
- Mã ngành nghề cấp 4: Bao gồm 486 ngành và mỗi ngành được mã hóa bằng 01 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 3.
- Mã ngành nghề cấp 5: Bao gồm 734 ngành và mỗi ngành được mã hóa bằng 01 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 4.
Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (mã ngành VSIC) quy định những hoạt động kinh tế được xác định trong ngành kinh tế và loại trừ những hoạt động kinh tế không được xác định trong ngành kinh tế nhưng thuộc các ngành kinh tế khác.
3. Tại sao cần chuyển đổi mã ngành VSIC sang mã ngành CPC?
- Khi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư về Việt Nam cần am hiểu các vấn đề về môi trường đầu tư, ưu đãi đầu tư, nhân công, chính sách của Nhà nước,.. là một điều cần thiết
- Các nhà đầu tư sẽ đối chiếu ngành nghề mà mình muốn đầu tư kinh doanh với Biểu cam kết gia nhập WTO cũng như các quy định pháp lý của hệ thống pháp luật Việt Nam để xem xét tính khả thi của ngành nghề muốn đầu tư.
- Nếu ngành nghề đó đã được cam kết thì các nhà đầu tư nước ngoài có thể được thực hiện đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên nếu các ngành nghề chưa cam kết thì cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ xem xét, tùy thuộc vào từng loại dự án, quy mô, vốn, địa bàn… mà quyết định có cấp phép với các ngành nghề chưa được cam kết.
- Trong trường hợp phía Việt Nam đồng ý cấp phép thì cũng sẽ được toàn quyền đưa ra các điều kiện cho việc cấp phép hoạt động đầu tư nêu trên, và vẫn đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản Hiệp định chung về thương mại dịch vụ.
- Để biết doanh nghiệp sẽ được hiện diện dưới hình thức nào trong một ngành hoặc phân ngành, ta phải căn cứ vào cam kết cụ thể của ngành hoặc phân ngành đó. Nếu trong ngành hoặc phân ngành mà ta quan tâm xuất hiện bảo lưu về hình thức hiện diện thương mại thì phải thực hiện theo bảo lưu.
>> Quý khách hàng có thể tra cứu mã ngành CPC tại Quyết định 27/2018/QĐ-CP hoặc có thể xem thêm tại Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (mã ngành VSIC).
4. Căn cứ pháp lý
- Luật Đầu tư 2020 số 61/2020/QH14 ban hành ngày 17 tháng 06 năm 2020
5. Kinh doanh những ngành nghề mà chưa đăng ký mã VSIC có bị phạt không?
Luật Doanh nghiệp năm 2020 cho phép doanh nghiệp tự do kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp phải đảm bảo tuân thủ và đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh trước khi tiến hành hoạt động. Luật này không yêu cầu doanh nghiệp phải đăng ký và kê khai ngành nghề với Phòng Đăng ký kinh doanh trước khi bắt đầu kinh doanh mỗi ngành nghề.
Nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh, ngày 01/06/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 50/2016/NĐ-CP, trong đó tại khoản 1 Điều 7 đã bãi bỏ quy định xử phạt đối với doanh nghiệp khi kinh doanh các ngành nghề không được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hiện nay, Nghị định 122/2021/NĐ-CP thay thế Nghị định 50/2016/NĐ-CP cũng không có quy định xử phạt đối với hành vi này. Do đó, doanh nghiệp khi chưa đăng ký ngành nghề kinh doanh (đối với những ngành nghề không có điều kiện) vẫn được phép tiến hành hoạt động kinh doanh bình thường và không bị xử phạt vi phạm hành chính như trước đây.
>> Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại bài viết Mã ngành VSIC là gì? Danh sách ngành nghề kinh doanh theo VSIC
6. Những câu hỏi thường gặp
Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (mã ngành VSIC) được quy định ở đâu?
Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (mã ngành VSIC) được ban hành tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg.
Một số lưu ý khi soạn thảo ngành nghề kinh doanh bạn cần biết?
- Doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực nào thì ngoài việc thể hiện lĩnh vực đó trên tên công ty bạn cần đẩy các ngành nghề liên quan lên đầu danh sách để đối tác dễ nhận biết.
- Doanh nghiệp nên xác định rõ các loại giấy phép con cần xin như về website, an ninh trật tự,... để đăng ký đủ các ngành nghề cần có khi xin giấy phép con.
- Doanh nghiệp không nên đăng ký quá nhiều ngành nghề nhìn sẽ rối mắt bởi theo thủ tục đăng ký kinh doanh online bạn có thể ngồi nhà mà vẫn thực hiện được thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh.
Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (mã ngành VSIC) không?
Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (mã ngành VSIC) uy tín, trọn gói cho khách hàng.
Chi phí dịch vụ tư vấn về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (mã ngành VSIC) của công ty Luật ACC là bao nhiêu?
Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (mã ngành VSIC) cũng như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến mã ngành VSIC. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (mã ngành VSIC) vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau
Nội dung bài viết:
Bình luận