Mã ngành nghề kinh doanh xăng dầu

Mã ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đăng ký theo Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam ghi nhận tại phụ lục I quyết định số 27/2018/QĐ-TTg. Đây là văn bản có giá trị độc lập không chịu tác động của việc luật doanh nghiệp năm 2020 bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2021 nên đồng thời là mã ngành kinh doanh. Vậy mã ngành nghề kinh doanh xăng dầu là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

ma-nganh-nghe-kinh-doanh-xang-dau

Mã ngành nghề kinh doanh xăng dầu

1. Mã ngành nghề kinh doanh xăng dầu

STT Tên ngành nghề Mã ngành nghề
1. Sửa chữa máy móc, thiết bị 3312
2. Lắp đặt hệ thống điện 4321
3. Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác
(Trừ hoạt động đấu giá tài sản)
4511
4. Bán lẻ ô tô con (loại 9 chỗ ngồi trở xuống) 4512
5. Đại lý ô tô và xe có động cơ khác
(Trừ hoạt động đấu giá tài sản)
4513
6. Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác 4520
7. Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác(Trừ hoạt động đấu giá tài sản) 4530
8. Bán mô tô, xe máy 4541
9. Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp 4653
10. Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác:
– Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khai khoáng, xây dựng;

– Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy văn phòng (trừ máy vi tính và thiết bị ngoại vi)

4659
11. Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan: Bán buôn nhiên liệu, dầu mỡ nhờn, dầu bôi trơn 4661
12. Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng 4663
13. Bán lẻ nhiên liệu động cơ trong các cửa hàng chuyên doanh: Bán lẻ dầu, mỡ bôi trơn và sản phẩm làm mát động cơ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác 4730
14. Vận tải hàng hóa bằng đường bộ 4933
15. Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu
Chị tiết: xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh (Trừ mặt hàng Nhà nước cấm)
8299

Như vậy, mã ngành kinh doanh xăng dầu theo quy định của pháp luật là 4661 tức là bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan. Theo quy định tại Nghị định 83/2014/NĐ-CP thì ngành nghề này được thể hiện dưới hình thức thương nhân phân phối xăng dầu hoặc tổng đại lý kinh doanh xăng dầu.

>> Các bạn tham khảo thông tin tại bài viết Thủ tục xin cấp Giấy phép vận tải xăng dầu

2. Điều kiện kinh doanh xăng dầu

dieu-kien-kinh-doanh-xang-dau
Điều kiện kinh doanh xăng dầu

Kinh doanh xăng dầu bao gồm các hoạt động: Xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu, nguyên liệu; sản xuất và pha chế xăng dầu; phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước; dịch vụ cho thuê kho, cảng, tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển xăng dầu.

Kinh doanh xăng dầu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Và để được cấp giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực này các doanh nghiệp đều phải đáp ứng điều kiện kinh doanh xăng dầu theo 4 quy tắc dưới đây:

2.1 Điều kiện về chủ thể kinh doanh:

Phải là một doanh nghiệp được thành lập hợp pháp, được cơ quan Nhà nước ra quyết định thành lập doanh nghiệp chấp nhận cho đầu tư kinh doanh xăng dầu.

2.2 Điều kiện về địa điểm kinh doanh:

Địa điểm xây dựng kho dầu, cảng dầu, các bến xuất nhập bằng đường thuỷ, đường sắt, ôtô xi téc (dưới đây gọi chung là kho dầu và cơ sở giao nhận xăng dầu) các cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải phù hợp với qui hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trường hợp địa phương chưa lập qui hoạch, phải được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc cơ quan được UBND tỉnh, thành phố uỷ quyền chấp nhận cho xây dựng.

2.3 Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật:

Về tiêu chuẩn thiết kế công trình.

Đối với các cửa hàng bán lẻ:

  • Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu xây dựng sau thời điểm ban hành Thông tư này phải do một tổ chức có tư cách pháp nhân thiết kế bảo đảm các điều kiện về vệ sinh môi trường; an toàn phòng cháy, chống cháy cho cửa hàng và các công trình xung quanh.
  • Các cửa hàng xăng dầu đã được thiết kế, xây dựng trước khi ban hành Thông tư này phải được cơ quan phòng cháy, chữa cháy đánh giá lại về mức độ an toàn phòng cháy, chống cháy của cửa hàng và các công trình xung quanh.

Đối với các kho dầu, các cơ sở giao nhận xăng dầu

Phải tuân theo các tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5307-91 kèm theo báo cáo tác động môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn.

Về phòng cháy, chữa cháy:

  • Đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu: Phải có đủ các phương tiện và dụng vụ chữa cháy (bình khí CO2, bình bọt, thùng cát, xẻng, chăn chống cháy v.v) theo quy định của cơ quan phòng cháy chữa cháy. Các dụng cụ và phương tiện đó phải luôn luôn ở trong trạng thái hoạt động tốt.
  • Đối với các kho dầu, các cơ sở giao nhận xăng dầu: Phải trang bị đủ các phương tiện dụng cụ, chữa cháy theo tiêu chuẩn TCVN-5684-1992 (Phụ lục 1), phù hợp với qui mô, tính chất của công trình và phương án phòng cháy, chữa cháy được cơ quan quản lý phòng cháy, chữa cháy duyệt và phải luôn luôn ở trạng thái hoạt động tốt.

Về phương tiện đo lường:

Các phương tiện đo lường dùng trong mua bán xăng dầu phải sử dụng đơn vị đo lường hợp pháp và được cơ quan quản lý đo lường cấp Trung ương (đối với các kho dầu, các cơ sở giao nhận xăng dầu), cấp tỉnh (đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu) hoặc đơn vị được uỷ quyền kiểm định và cho phép sử dụng.

2.4 Điều kiện về trình độ chuyên môn:

Đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu.

  • Cửa hàng trưởng hoặc người chịu trách nhiệm chính về quản lý và điều hành cửa hàng bán xăng dầu phải đủ trình độ kiến thức về kỹ thuật xăng dầu, về nghiệp vụ quản lý, về an toàn phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường do các trường, lớp được Nhà nước công nhận đào tạo và cấp giấy chứng nhận.
  • Công nhân làm việc tại các cửa hàng xăng dầu phải được học tập về phòng cháy chữa cháy, phòng độc và phải biết sử dụng thành thạo các phương tiện phòng cháy chữa cháy được trang bị tại cửa hàng, do cơ quan phòng cháy, chữa cháy tỉnh, thành phố tổ chức huấn luyện.

Đối với các kho dầu và cơ sở giao nhận xăng dầu:

  • Giám đốc, trưởng các kho dầu và các cơ sở giao nhận xăng dầu tối thiểu phải có trình độ trung cấp xăng dầu hoặc tương đương và đã có thời gian công tác tại các kho dầu và cơ sở giao nhận xăng dầu ít nhất là 2 năm.
  • Công nhân vận hành các thiết bị công nghệ đều phải tốt nghiệp trường, lớp đào tạo về kỹ thuật xăng dầu.

>> Mời các bạn tham khảo thêm thông tin liên quan tại Thủ Tục Xin Giấy Phép An Ninh Trật Tự Cơ Sở Kinh Doanh Xăng Dầu

3. Quy trình thành lập doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu?

Thành lập doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam là một quá trình phức tạp, yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ nhiều quy định pháp lý nghiêm ngặt do tính chất đặc thù và nguy hiểm của mặt hàng này. Quy trình bao gồm các bước chính sau đây:

3.1. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp: Bao gồm thông tin về tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, thông tin của người đại diện theo pháp luật.
  • Điều lệ công ty: Được các thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập thông qua (đối với công ty TNHH và công ty cổ phần).
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông sáng lập: Cung cấp thông tin về những người sáng lập, cổ đông và tỷ lệ vốn góp.
  • Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, các thành viên sáng lập hoặc cổ đông.

3.2. Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh:

  • Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Hồ sơ có thể nộp trực tiếp hoặc qua mạng thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

3.3. Xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

  • Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ. Thời gian xử lý thường là 3-5 ngày làm việc.

3.4. Xin cấp Giấy phép kinh doanh xăng dầu:

  • Điều kiện kinh doanh: Doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện nhất định về vốn, cơ sở vật chất, an toàn phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường, và các yêu cầu khác liên quan.
  • Hồ sơ xin cấp Giấy phép: Bao gồm đề nghị cấp Giấy phép, các tài liệu chứng minh về năng lực tài chính, cơ sở vật chất, và các giấy tờ liên quan khác.
  • Nộp hồ sơ: Hồ sơ được nộp tại Bộ Công Thương để xin cấp Giấy phép kinh doanh xăng dầu.

3.5. Hoàn tất các thủ tục sau đăng ký:

  • Khắc dấu và thông báo mẫu dấu: Khắc dấu công ty và thông báo mẫu dấu với Phòng Đăng ký kinh doanh.
  • Mở tài khoản ngân hàng và đăng ký thuế: Đăng ký mã số thuế và mở tài khoản ngân hàng.
  • Đăng ký bảo hiểm cho người lao động: Thực hiện các thủ tục về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho nhân viên.

3.6. Đáp ứng các điều kiện hoạt động kinh doanh xăng dầu:

  • Cơ sở vật chất và trang thiết bị: Đảm bảo các điều kiện về kho chứa, phương tiện vận chuyển, và các thiết bị đo lường.
  • An toàn và bảo vệ môi trường: Tuân thủ các quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường và các quy định liên quan khác.

3.7. Thông báo công khai:

  • Doanh nghiệp phải thông báo công khai nội dung đăng ký doanh nghiệp và Giấy phép kinh doanh xăng dầu lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và trên các phương tiện truyền thông.

Việc thành lập doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu yêu cầu doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn và minh bạch trong hoạt động kinh doanh.

>> Đọc bài viết Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh xăng dầu để được cung cấp thêm các thông tin liên quan

4. Các câu hỏi thường gặp

Thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh xăng dầu?

Thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh xăng dầu bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh xăng dầu.
  • Bước 2: Cơ quan quản lý nhà nước thẩm định hồ sơ.
  • Bước 3: Cấp Giấy phép kinh doanh xăng dầu.

Có cần phải đào tạo và cấp chứng chỉ cho nhân viên trong lĩnh vực bán lẻ xăng dầu không?

Trong lĩnh vực bán lẻ xăng dầu, nhân viên cần được đào tạo và cấp chứng chỉ để đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và an toàn lao động. Việc đào tạo bao gồm kiến thức về an toàn phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, và sử dụng thiết bị đo lường. Các khóa học này giúp nhân viên nắm vững quy trình và kỹ năng cần thiết, đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra an toàn và hiệu quả.

Hình thức phạt vi phạm đối với doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu?

Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vi phạm các quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Các hình thức phạt vi phạm bao gồm:

  • Cảnh cáo.
  • Phạt tiền.
  • Tước Giấy phép kinh doanh xăng dầu.

Trên đây là các thông tin về Mã ngành nghề kinh doanh xăng dầu mà ACC cung cấp tới quý bạn đọc Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC của chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo