Dưới đây là chia sẻ về mã ngành nghề kinh doanh máy tính mới nhất của Luật ACC, hi vọng qua bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về Mã ngành Bán buôn máy vi tính khi đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc cần bổ sung ngành nghề kinh doanh.
1. Mã ngành nghề kinh doanh máy tính
Mã ngành 4651 thuộc Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về ngành nghề kinh doanh, bao gồm các mã ngành chi tiết như sau:
Mã ngành 4651 | Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm |
Nhóm này gồm:
– Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi;
– Bán buôn phần mềm.
Loại trừ:
– Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông được phân vào nhóm 46520 (Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông);
– Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy văn phòng (trừ máy vi tính và thiết bị ngoại vi) được phân vào nhóm 46594 (Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy văn phòng (trừ máy vi tính và thiết bị ngoại vi));
– Bán buôn máy móc, thiết bị được điều khiển thông qua máy vi tính được phân vào các mã tương ứng theo công dụng của máy trong nhóm 4659 tùy theo công dụng của máy.
>> Mời bạn tham khảo: Danh sách mã ngành nghề kinh doanh không có điều kiện?
2. Gợi ý cách ghi Mã ngành 4651 Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm
Trường hợp 1: Tổng hợp
- MÃ NGÀNH: 4651
TÊN NGÀNH: Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm
Trường hợp 2: Chi tiết
- MÃ NGÀNH: 4651
TÊN NGÀNH: Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm
Chi tiết: Bán buôn máy vi tính và các thiết bị an ninh (camera, thiết bị báo động, báo cháy)
Trường hợp 3: Chi tiết
- MÃ NGÀNH: 4651
TÊN NGÀNH: Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm
Chi tiết: Cung cấp và sửa chữa linh kiện công nghệ số, máy tính
Trường hợp 4: Chi tiết
- MÃ NGÀNH: 4651
TÊN NGÀNH: Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm
Chi tiết: Mua bán máy vi tính
Lưu ý: Tùy theo yêu cầu của từng đơn vị hành chính cụ thể, có thể cần ghi chi tiết thêm cho mã ngành cấp 4 hoặc cam kết hoạt động theo các quy định hiện hành.
>> Mời các bạn tham khảo thêm thông tin liên quan tại Tất tần tật về Mã ngành 4741 - Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi
3. Nhóm mã ngành nghề sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính
Nhóm mã ngành nghề: 262 – 2620 – 26200: Sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính
Nhóm sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi máy tính bao gồm:
Sản xuất hoặc lắp ráp các máy tính điện tử như màn hình, máy tính để bàn, máy chủ, máy xách tay; các thiết bị ngoại vi máy tính như thiết bị lưu trữ và thiết bị ra/vào (máy in, màn hình, bàn phím). Có thể là máy tính tỷ biến, máy tính kỹ thuật số hoặc lai. Máy tính kỹ thuật số, loại điển hình nhất là các thiết bị có thể thực hiện các công việc sau: (1) lưu các chương trình xử lý hoặc các chương trình và số liệu cần ngay cho việc thực hiện một chương trình; (2) có thể độc lập được đặt chương trình phù hợp với các yêu cầu của người sử dụng; (3) thực hiện các tính toán do người sử dụng yêu cầu; và (4) thực hiện mà không cần có sự can thiệp của con người một chương trình xử lý yêu cầu máy tính thay đổi các thao tác của nó theo các quyết định logic trong khi chạy. Máy tính tỷ biến có thể có các mô hình toán và bao gồm ít nhất kiểm soát tỷ biến và các yếu tố chương trình.
Cụ thể:
– Sản xuất máy vi tính để bàn;
– Sản xuất máy vi tính xách tay;
– Sản xuất máy chủ;
– Sản xuất máy tính cầm tay (PDA);
– Sản xuất ổ đĩa từ, đĩa flash và các thiết bị lưu khác;
– Sản xuất ổ đĩa quang học (ví dụ CD-RW, CD-ROM, DVD-ROM, DVD-RW);
– Sản xuất máy in;
– Sản xuất màn hình;
– Sản xuất bàn phím;
– Sản xuất các loại chuột, que điều khiển và các thiết bị kiểm tra;
– Sản xuất các giao diện máy tính;
– Sản xuất máy quét, bao gồm máy quét mã thanh;
– Sản xuất máy đọc thẻ thông minh;
– Sản xuất mũ ảo;
– Sản xuất máy chiếu.
Nhóm sản xuất máy tính cũng gồm:
– Sản xuất các cổng máy tính như máy rút tiền tự động (ATM), máy bán hàng (POS), không hoạt động theo cơ khí;
– Sản xuất thiết bị văn phòng đa chức năng như máy liên hợp fax-copy-quét.
Loại trừ:
– Sao bản ghi âm thanh được phân vào nhóm 18200 (Sao chép bản ghi các loại);
– Sản xuất các linh kiện điện tử và các thiết bị điện tử sử dụng trong máy tính và các thiết bị ngoại vi được phân vào nhóm 26100 (Sản xuất linh kiện điện tử);
– Sản xuất các modem máy tính trong/ ngoài được phân vào nhóm 26100 (Sản xuất linh kiện điện tử);
– Sản xuất các giao diện, modun và thiết bị lắp được phân vào nhóm 26100 (Sản xuất linh kiện điện tử);
– Sản xuất modem, các thiết bị dẫn được phân vào nhóm 26300 (Sản xuất thiết bị truyền thông);
– Sản xuất các thiết bị truyền liên lạc kỹ thuật số, thiết bị truyền số liệu (ví dụ cầu, cổng) được phân vào nhóm 26300 (Sản xuất thiết bị truyền thông);
– Sản xuất thiết bị điện tử tiêu dùng, như máy chạy CD và DVD được phân vào nhóm 26400 (Sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng);
– Sản xuất màn hình vô tuyến và màn hình hiển thị được phân vào nhóm 26400 (Sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng);
– Sản xuất các chương trình trò chơi điện tử được phân vào nhóm 26400 (Sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng);
– Sản xuất phương tiện quang học hoặc từ tính sử dụng trong các thiết bị máy tính hoặc thiết bị khác được phân vào nhóm 26800 (Sản xuất băng, đĩa từ tính và quang học).
>>Mời bạn tham khảo: Các ngành nghề không được kinh doanh tại trụ sở
4. Câu hỏi thường gặp
Các ngành nghề sản xuất, kinh doanh gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội?
Sản xuất, kinh doanh vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ,...
Diện tích tối thiểu của địa điểm kinh doanh là gì?
Một số ngành nghề kinh doanh có quy định về diện tích tối thiểu của địa điểm kinh doanh. Trong trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh các ngành nghề này nhưng diện tích địa điểm kinh doanh không đáp ứng yêu cầu thì cũng sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Mã ngành 4651 có thể áp dụng cho các hoạt động thương mại điện tử không?
Mã ngành 4651 – Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm hoàn toàn có thể áp dụng cho các hoạt động thương mại điện tử, đặc biệt khi doanh nghiệp thực hiện bán buôn các sản phẩm này qua các nền tảng trực tuyến. Điều này bao gồm việc bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi, và phần mềm qua các kênh thương mại điện tử. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào các hoạt động thương mại điện tử và không thực hiện giao dịch bán buôn trực tiếp, có thể cần xem xét bổ sung các mã ngành khác, chẳng hạn như 4791 – Bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử, để phản ánh chính xác hoạt động kinh doanh của mình. Việc lựa chọn mã ngành phù hợp giúp doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định pháp luật và đáp ứng yêu cầu kinh doanh thực tế.
Có thể đăng ký mã ngành 4651 cho doanh nghiệp không có cửa hàng bán lẻ không?
Nội dung bài viết:
Bình luận