Đăng ký kinh doanh mã nghành cấp 4 [Cập nhật 2024]

Lựa chọn ngành nghề kinh doanh và điền ngành nghề kinh doanh phù hợp và giấy đăng ký kinh doanh là việc bắt buộc khi bạn tiến hành thực hiện trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. Theo đó, khi thực hiện việc đăng ký thành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp sẽ tiến hành lựa chọn mã ngành cấp 4 đăng ký kinh doanh trong hệ thống ngành kinh tế của Việt nam để ghi ngành nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về mã ngành cấp 4 đăng ký kinh doanh thì có thể tham khảo bài viết dưới đây để có thể hiểu hơn về vấn đề này.

1. Mã ngành cấp 4 đăng ký kinh doanh là gì?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 7, Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp có quy định: “ Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh hướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp”. Như vậy, theo quy định trên có thể thấy rằng khi đăng ký thành lập doanh nghiệp thì phải chọn mã ngành cấp 4 đăng ký kinh doanh.

Hiện nay, hệ thống mã ngành theo quy định của Quyết định số 27/2018/QĐ-TTG về ban hành hệ thống ngành kinh tế được chia thành năm cấp và phân hóa từ cấp 1 cho đến cấp 5 tương ứng với số chữ số trong mã ngành đó. Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm 5 cấp:

  • Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U;
  • Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng;
  • Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng;
  • Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng;
  • Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng.

Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định về việc “ Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu ghi ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi” tại khoản 6, Điều 7, Nghị định 02/2021/NĐ-CP.

Như vậy, ta có thể rút ra kết luận từ những quy định trên về mã ngành cấp 4 đăng ký kinh doanh là mã ngành mà doanh nghiệp cần phải lựa chọn và đăng ký bằng mã ngành cấp 4 ( mã có 4 chữ số) để ghi vào giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp cho phù hợp, sau đó tùy vào nhu cầu muốn ghi chi tiết hơn về ngành nghề kinh doanh mà từng doanh nghiệp sẽ bổ sung mã ngành cấp 5 hoặc diễn giải chi tiết phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Cách tra cứu Mã ngành cấp 4 đăng ký kinh doanh 

Mã ngành cấp 4 đăng ký kinh doanh  có thể được tra cứu bằng các cách sau đây:

  • Tra cứu theo nội dung của từng danh mục ngành, nghề

Bạn có thể thực hiện tra cứu tại PHỤ LỤC I ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTG về ban hành hệ thống ngành kinh tế theo nội dung của từng danh mục ngành nghề. Theo đó, doanh nghiệp hãy tra từ ngành cấp 1 là những nhóm ngành kinh tế lớn, rộng, sau đó tra cứu đến ngành cấp 2,3,4 quy định những ngành nghề chi tiết hơn , nhỏ hơn ngành nghề cấp 1. Cuối cùng là doanh nghiệp sẽ lựa chọn ngành nghề cấp 4 để ghi vào giấy Đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp và hoàn thành thủ tục đăng ký doanh nghiệp đến cơ quan quan có thẩm quyền.

  • Hoặc là bạn có thể thực hiện việc tra cứu Mã ngành cấp 4 đăng ký kinh doanh bằng từ khóa. Theo đó, tổ chức đăng ký kinh doanh có thể tra cứu trực tiếp mã, ngành nghề kinh doanh cấp 4 bằng cách tra cứu theo từ khóa liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của tổ chức đó tại  PHỤ LỤC I ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg. Theo đó, quý khách chỉ cần nhấn tổ hợp phím Ctrl+F và gõ những từ khóa liên quan đến ngành nghề mà mình cần tìm để lựa chọn đăng ký, sau khi gõ từ khóa, bạn tiến hành lựa chọn những ngành nghề phù hợp với ý định của mình mà từ khóa đã gợi ý để có thể tìm kiếm mã ngành cấp 4 đăng ký kinh doanh một cách dễ dàng và thuận tiện nhất.
  • Ngoài việc tra cứu trực tiếp tại PHỤ LỤC I ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg thì doanh nghiệp có thể lựa chọn một cách tra cứu dễ dàng, và nhanh chóng thuận tiện hơn  bằng cách thực hiện việc tra cứu tại Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, bạn có thể truy cập nhanh vào đường link dưới đây để thực hiện việc tra cứu một cách nhanh nhất: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/NganhNghe.aspx

3. Cách ghi ngành, nghề khi đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp sẽ lựa chọn ngành nghề kinh tế là mã ngành cấp 4 đăng ký kinh doanh trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành nghề kinh doanh trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp có nhu cầu ghi ngành nghề chi tiết hơn cấp 4 thì doanh nghiệp lựa chọn mã ngành cấp 4, sau đó ghi chi tiết dưới ngành cấp 4 đó nhưng phải đảm bảo ngành nghề kinh doanh chi tiết đó phải phù hợp với mã ngành cấp 4 đã lựa chọn. Theo đó, các bạn có thể ghi theo ví dụ sau đây:

Doanh nghiệp có nhu cầu buôn bán đồng hồ, đồ trang sức thì ghi như sau:

Ngành nghề: Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình.

Chi tiết: bán buôn đồng hồ và phụ kiện, bán buôn đồ trang sức, mỹ nghệ.

Mã ngành: 4649.

4. Một số câu hỏi thường gặp về mã ngành cấp 4 đăng ký kinh doanh

Ngành cấp 4 đăng ký kinh doanh có bao nhiêu ngành?

Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng.

Có bao nhiêu cách tra cứu mã ngành nghề kinh doanh?

Cách 1: Tra cứu trực tiếp tại phụ lục được quy định trong Quyết định 27/2018/QĐ-TTg;

Cách 2: Tra cứu thủ công qua Cổng thông tin quốc gia;

Cách 3: Tra mã ngành nghề online.

Lợi ích khi sử dụng dịch vụ của ACC

  • Giá trọn gói và không phát sinh.
  • Tiết kiệm chi phí đi lại và thời gian công sức của khách hàng.
  • Cung cấp hồ sơ rất đơn giản, tư vấn miễn phí.
  • Làm đúng quy định với chi phí hợp lý, tiết kiệm cho khách hàng.
  • Đội ngũ nhân viên có chuyên môn, trình độ.

Chi phí khi sử dụng dịch vụ của ACC

Công ty ACC cung cấp dịch vụ và tư vấn ngành cấp 4 đăng ký kinh doanh với chi phí thấp giúp quý khách hàng hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục pháp lý nhanh chóng và chính xác nhất.

Nếu bạn là chủ doanh nghiệp đang có nhu cầu muốn thực hiện việc thành lập doanh nghiệp nhưng vẫn còn đang phân vân về ngành cấp 4 đăng ký kinh doanh của mình là gì và cách ghi mã ngành nghề kinh doanh như thế nào cho đúng thì hãy liên hệ với Công ty Luật ACC ngay để có thể nhận được sự tư vấn nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất.

Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn

Liên hệ với chúng tôi:

- Tư vấn pháp lý: 1900.3330

- Zalo: 084.696.7979

- Khiếu nại: 1800.0006

- Văn phòng: (028) 777.00.888

- Mail: [email protected]

✅ Chi tiết: Mã nghành cấp 4
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (615 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo