Đối với những người mới bắt đầu kinh doanh mở xưởng sản xuất nhựa hoặc tái chế nhựa cần nắm rõ thủ tục đăng ký xưởng sản xuất và điều kiện kinh doanh sản xuất nhựa. Tuy nhiên, có rất nhiều người gặp khó khăn khi tiến hành thủ tục pháp lý. Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giới thiệu các bạn về Mã Ngành 2220 Sản Xuất Sản Phẩm Từ Plastic. Mời các bạn đọc bài viết sau đây của chúng tôi để biết thêm thông tin nhé.
1. Nhựa được dùng vào những việc gì?
Với tính linh hoạt, giá thành thấp và dễ dàng tạo ra được nhiều hình dạng khác nhau, nhựa được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực và ngành nghề.-Lĩnh vực điện và điện tử
Ngày nay, điện năng đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, có thể nói là ảnh hưởng trực tiếp đến hầu hết mọi hoạt động từ sinh hoạt cho đến sản xuất kinh doanh.
Với nhiều lợi ích thiết thực và được ứng dụng rộng rãi nhưng điện năng nếu tiếp xúc trực tiếp với cơ thể người có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong.
Do đó, các sản phẩm từ việc sản xuất nhựa với tính cách nhiệt, cách điện cao và không thấm nước thường được sử dụng để bao bọc, sử dụng ngoài trời, hạn chế sự tiếp xúc tối đa với con người.-Vật liệu xây dựng
Các vật liệu nhựa với tính bền bỉ, dẻo dai ít bị bào mòn đặc biệt là chi phí thấp, không cần bảo trì nên rất được ưa chuộng trong lĩnh vực xây dựng. Một số các sản phẩm tiêu biểu nhất mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy như tấm bạt che chắn công trình, lưới chắn bụi, lưới an toàn,…-Sản xuất bao bì
Hiện tại, trong việc đóng gói hàng hóa chưa có vật liệu nào có thể đảm bảo được chất lượng và hiệu quả tốt hơn nhựa. Các sản phẩm này siêu mỏng nhẹ, độ bền cao, không thấm hút nước với đủ các hình dáng và kích thước khác nhau.
Sản xuất nhựa có thể tạo ra được sản phẩm hộp nhựa, hộp cốc, bao bì, chai lọ hay thậm chí là cả khay đựng. Đây cũng chính là ứng dụng phổ biến nhất của vật liệu này.-Ngành hàng không, logistics
Với ngành vận chuyển tại nước ta nói chung, vấn đề về hiệu quả và tối ưu chi phí thường có yêu cầu rất cao. Người ta thường có xu hướng cắt giảm trọng lượng đến mức tối đa để tiết kiệm nguồn nhiên liệu cần tiêu thụ.
Do đó, với trọng lượng nhẹ, độ bền và dẻo dai, các sản phẩm nhựa rất được ưu tiên trong lĩnh vực này.-Sản xuất năng lượng
Đối với lĩnh vực sản xuất năng lượng, các sản phẩm nhựa sẽ thường được ứng dụng trong tua bin gió, bùng nổ sóng hay tấm pin mặt trời,…-Sản phẩm nội thất
Trong lĩnh vực nội thất, ngành sản xuất nhựa sẽ có những sản phẩm tiêu biểu và được ứng dụng rộng rãi như là bàn ghế, tủ, ống nhựa, ống nước,…-Thiết bị ngành y tế
Các sản phẩm từ nhựa không thấm nước nên sẽ thường được sử dụng để sản xuất túi blood, ống kim tiêm, van dẫn,….-Lĩnh vực quân sự
Ngoài còn có các ứng dụng trong lĩnh vực quân sự như là máy thông tin liên lạc, áo giáp, tàu chiến, máy bay hay mũ bảo hiểm quân sự,…
2.Mã Ngành 2220 Sản Xuất Sản Phẩm Từ Plastic
Một trong những kinh nghiệm thành lập công ty sản xuất đồ nhựa cần quan tâm nhất chính là hồ sơ, thủ tục đăng ký mở xưởng sản xuất nhựa. Doanh nghiệp cần soạn thảo đầy đủ giấy tờ sau:
- Bản sao có công chứng của các giấy tờ còn hiệu lực pháp luật như chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân. Trường hợp nếu là một tổ chức mở công ty thì cung cấp thêm theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định mở công ty hợp pháp
- Bản điều lệ của doanh nghiệp sản xuất đồ nhựa.
- Giấy đề nghị cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy phép đăng ký công ty sản xuất đồ nhựa.
- Nội dung về thông tin và tất cả các thành viên cũng như cổ đông cùng mở công ty sản xuất đồ nhựa.
- Giấy ủy quyền cho công ty Nam Việt Luật thực hiện.
-Lựa chọn loại hình công ty sản xuất đồ nhựa
- Chọn loại hình công ty là một trong những kinh nghiệm thành lập công ty sản xuất đồ nhựa doanh nghiệp phải lưu ý. Bởi loại hình doanh nghiệp có nhiều loại và mỗi loại sẽ có những ưu điểm riêng. Hãy cân nhắc xem khả năng hay hình thức phát triển của công ty sản xuất đồ nhựa sẽ phù hợp với loại hình nào, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. (Tham khảo ngay: Ưu điểm và nhược điểm các loại hình doanh nghiệp).
-Kê khai vốn của công ty sản xuất đồ nhựa.
- Hiện nay, khi mở một công ty sản xuất đồ nhựa, doanh nghiệp cần lưu ý đến những loại vốn cần thiết ví dụ như vốn điều lệ, vốn pháp định, vốn ký quỹ. Nếu ngành nghề sản xuất đồ nhựa không yêu cầu vốn pháp định thì doanh nghiệp sản xuất đồ nhựa có thể kê khai vốn điều lệ tùy vào điều kiện, khả năng của mình. (Tham khảo ngay: Vốn tối thiểu để thành lập công ty là bao nhiêu?). Nếu ngành nghề sản xuất đồ nhựa có yêu cầu vốn pháp định thì cần đăng ký vốn điều lệ tối thiểu bằng với vốn pháp định.
-Lựa chọn người đại diện theo pháp luật
- Người đại diện của công ty sản xuất đồ nhựa không thuộc đối tượng bị hạn chế làm người đại diện, phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản theo đúng quy định. Đặc biệt, vì người đại diện sẽ là người có trách nhiệm, nghĩa vụ đối với hoạt động của công ty nên hãy chọn người có kinh nghiệm phù hợp nhất. (Tham khảo thêm: Quy định về người đại diện theo pháp luật ).
-Đặt địa chỉ mở xưởng sản xuất nhựa
- Địa chỉ của doanh nghiệp sản xuất đồ nhựa phải là địa chỉ thật, nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Không dùng địa chỉ ảo, địa chỉ giả, địa chỉ không đặt ở nơi hạn chế hoặc cấm đặt địa chỉ kinh doanh sản xuất đồ uống. (Tham khảo ngay: Cách đặt địa chỉ công ty).
-Đặt tên cho công ty sản xuất đồ nhựa
- Tên của công ty sản xuất đồ nhựa phải là tên riêng của công ty, không giống, không trùng, không gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp khác. Tên có cấu trúc đúng, đầy đủ, không chứ từ cấm hay thiếu văn hóa. (Tham khảo chi tiết hơn: Cách đặt tên công ty).
-Chọn ngành nghề kinh doanh sản xuất nhựa
- Căn cứ Danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện theo Luật Đầu tư 2014 sửa đổi, bổ sung 2016, sản xuất nhựa và tái chế nhựa không thuộc vào ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh và ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Do đó, người tiến hành hoạt động kinh doanh mở xưởng sản xuất nhựa cần thực hiện việc đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký đối với ngành nghề kinh doanh sản xuất nhựa theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014.
- Doanh nghiệp phải chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh cũng như mã ngành sản xuất đồ nhựa sao cho phù hợp, thể hiện được mục đích kinh doanh. Một số ngành nghề phù hợp như tái chế phế liệu, SX sản phẩm từ plastic, SX plastic và cap su tổng hợp nguyên sinh... (Tham khảo thêm: Danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh).
- Chi tiết mã ngành nghề đăng ký kinh doanh khi mở xưởng sản xuất nhựa như sau:
- Mã ngành 2220: Sản xuất sản phẩm từ plastic (Không hoạt động tại trụ sở)
- Mã ngành 4669: Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu( Chi tiết:buôn bán hạt nhựa, sản phẩm nhựa. Buôn bán cao su, buôn bán phế liệu, phế thải kim loại)
- Mã ngành 2013: Sản xuất plastic và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh (Không hoạt động tại trụ sở)
- Mã ngành 2212: Sản xuất sản phẩm khác từ cao su (Không hoạt động tại trụ sở)
- Mã ngành 3830: Tái chế phế liệu (Không hoạt động tại trụ sở)
Lưu ý: Các ngành nghề đăng ký kinh doanh mở xưởng sản xuất nhựa, tái chế nhựa không thuộc nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định nên khi đăng ký kinh doanh không cần phải chứng minh vốn.
3.Thủ tục mở xưởng sản xuất nhựa - Đăng ký kinh doanh
Bước 1: Người đăng ký doanh nghiệp Nộp hồ sơ theo quy định tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch đầu tư cấp tỉnh.
Bước 2: Phòng đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, yêu cầu sửa đổi, bổ sung các tài liệu trong trường hợp cần sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Bước 3: Khi hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho người đăng ký kinh doanh trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày hồ sơ hợp lệ.
4. Các mã cổ phiếu ngành Nhựa tốt trên sàn chứng khoán 2023
Theo Bộ Công Thương, ngành nhựa đang có tốc độ phát triển nhanh, được coi là một ngành năng động trong nền kinh tế Việt Nam. Sự tăng trưởng đó xuất phát từ thị trường rộng, tiềm năng lớn và đặc biệt là vì ngành nhựa Việt Nam mới chỉ ở bước đầu của sự phát triển so với thế giới và sản phẩm nhựa được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, bao gồm sản phẩm bao bì nhựa, sản phẩm nhựa vật liệu xây dựng, sản phẩm nhựa gia dụng và sản phẩm nhựa kỹ thuật cao. Nhờ đó, các cổ phiếu ngành nhựa nhận được nhiều sự quan tâm của giới đầu tư.
Sau đây là danh sách cổ phiếu ngành nhựa có vốn hoá lớn nhất thị trường:
- Công ty Cổ phần Nhựa An Phát Xanh (HoSE: AAA)
- Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (HoSE: BMP)
- Công ty Cổ phần DNP Holding (HNX: DNP)
- Công ty Cổ phân Thuận Đức (HoSE: TDP)
- Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á (HoSE: DAG)
- Công ty Cổ phần Bao bì nhựa Tân Tiến (UPCoM: TTP)
- Công ty Cổ phần Rạng Đông Holding (HoSE: RDP)
Nội dung bài viết:
Bình luận