Các doanh nghiệp có rất nhiều các thức khác nhau để phát triển quy mô của doanh nghiệp mình, như việc thực hiện đầu tư, mở rộng quan hệ hợp tác,.. M&A là một trong các phương thức mà các doanh nghiệp lựa chọn để phát triển quy mô doanh nghiệp. Hoạt động M&A đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp cũng như lợi ích của nền kinh tế. ACC sẽ cung cấp các thông tin để tìm hiểu cho câu hỏi M&A là gì?
M&A là gì?
1. M&A là gì?
M&A là từ viết tắt của “Mergers and Acquisitions”. Mergers có thể dịch là sáp nhập, còn Acquisition được dịch là mua bán, mua lại hay thâu tóm doanh nghiệp.
Thuật ngữ 'sáp nhập và mua lại' (M&A) đề cập đến quá trình một công ty tham gia vào một công ty khác, bằng cách kết hợp với nhau (quy trình sáp nhập công ty) hoặc bằng cách mua công ty kia để kết hợp vào hoạt động kinh doanh lớn hơn (quy trình mua lại).
2. Đặc điểm của M&A
Sau khi hiểu được khái niệm M&A là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về đặc điểm của M&A.
Đối tượng của M&A là doanh nghiệp. Một thương vụ M&A luôn gắn liền với việc chủ thể tham gia muốn chiếm sở hữu hoặc nắm được một phần vốn đủ giành được quyền kiểm soát một doanh nghiệp (các doanh nghiệp mục tiêu).
Mục đích của việc M&A chính là giành quyền kiểm soát doanh nghiệp khi bị sáp nhập, mua lại.
Sáp nhập, mua lại doanh nghiệp có thể dẫn đến các hậu quả khác nhau. Nhìn chung hậu quả của một thương vụ sáp nhập, mua lại doanh nghiệp thường diễn ra theo hai xu hướng, có thể làm chấm dứt hoạt động kinh doanh của một bên trong giao dịch hoặc có thể hình thành nên một doanh nghiệp có quy mô lớn hơn.
Việc thực hiện M&A phải tuân theo những thủ tục pháp lý nhất định. Không chỉ riêng Việt Nam mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục mà các doanh nghiệp phải thực hiện khi tiến hành M&A.
Các đặc điểm này chính là dấu hiệu nhận biết của một M&A, từ đó trả lời được M&A là gì.
3. Sự khác biệt giữa sáp nhập và mua lại
Trong mục M&A là gì, ta đã xác định M&A gồm hai hoạt động chính là sáp nhập và mua lại. Đây là hai hoạt động khác nhau nhưng chúng lại thường xuyên đi cùng nhau nên chúng ta thường hay nhầm lẫn chúng ta một.
Sự khác biệt phổ biến nhất giữa sáp nhập và mua lại liên quan đến quy mô của các công ty liên quan. Khi một công ty lớn hơn nhiều so với công ty kia, có khả năng nó sẽ tích hợp công ty nhỏ hơn vào công ty lớn hơn trong một vụ mua lại. Công ty nhỏ hơn có thể vẫn giữ tên pháp lý và cấu trúc, nhưng hiện thuộc sở hữu của công ty mẹ. Trong các trường hợp khác, công ty nhỏ hơn không còn tồn tại hoàn toàn.
Khi các công ty có quy mô tương tự nhau, chúng có thể kết hợp với nhau để tạo thành một thực thể mới, đó là khi xảy ra sáp nhập.
4. Các hình thức sáp nhập và mua lại
Một vấn đề nữa khi tìm hiểu về vấn đề M&A là gì đó chính là các hình thức M&A. Có một số hình thức sáp nhập và mua lại khác nhau, bao gồm cả theo chiều dọc, chiều ngang, liên kết/kết hợp, mở rộng thị trường, mở rộng sản phẩm và tập đoàn…. hay theo phạm vi lãnh thổ quốc gia có M&A trong nước và M&A xuyên biên giới,...
Cụ thể về các hình thức M&A:
M&A theo chiều dọc diễn ra giữa các doanh nghiệp nằm ở các cấp độ khác nhau trong chuỗi sản xuất cung ứng, dẫn tới sự mở rộng về phía trước hoặc phía sau của doanh nghiệp mua/ doanh nghiệp nhận sáp nhập trên chuỗi cung ứng đó. Hoạt động này có thể diễn ra giữa nhà sản xuất với nhà phân phối hoặc nhà sản xuất với nhà cung cấp nguyên liệu.
M&A theo chiều ngang thường diễn ra giữa hai doanh nghiệp cùng nằm trong một cấp độ trong chuỗi sản xuất. Đây là hoạt động sáp nhập, mua lại giữa các doanh nghiệp cùng ngành, có cùng loại sản phẩm và cùng thị trường hoạt động.
M&A theo kiểu kết hợp diễn ra giữa các công ty khác nhau về lĩnh vực kinh doanh từ đó hình thành các tập đoàn lớn, hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
M&A trong nước là hình thức được thực hiện giữa các doanh nghiệp trong cùng một lãnh thổ quốc gia.
M&A xuyên biên giới là hình thức được thực hiện giữa các doanh nghiệp thuộc các quốc gia khác nhau.
5. Ảnh hưởng của hoạt động M&A là gì?
Thực hiện hoạt động M&A có rất nhiều ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp như:
Cơ cấu lại hoạt động kinh doanh: hoạt động M&A là con đường tối ưu giúp các doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng thua lỗ hay nguy cơ phá sản, tạo cơ hội củng cố và giữ vững chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường.
Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ. Bằng cách thực hiện M&A các công ty khác có các sản phẩm, dịch vụ bổ sung nhằm mục đích đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ của mình, từ đó tăng thêm các lựa chọn về hàng hóa và dịch vụ cho các khách hàng, góp phần tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận về doanh nghiệp mình.
Tiết kiệm chi phí và giảm thiểu rủi ro khi tham gia thị trường mới. Lợi thế của việc thực hiện M&A là tận dụng năng lực cốt lõi của các doanh nghiệp trong ngành nghề tương ứng.
Nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Hoạt động M&A giúp tăng cường sức mạnh hợp tác nhằm mở rộng thị trường, quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
Chiếm hữu nguồn tài sản trí tuệ. Hoạt động M&A giúp các doanh nghiệp chia sẻ đội ngũ nhân viên, bản quyền, sáng chế, các công nghệ, kỹ thuật sản xuất,... của doanh nghiệp khác.
M&A đã và đang trở thành hoạt động xu hướng, mọi lĩnh vực kinh tế. Thương vụ M&A là một hoạt động phức tạp khi doanh nghiệp phải nghiên cứu, tính toán thật chi tiết về thị trường, tình hình tài chính, khả năng phát triển,.... cũng như các thủ tục pháp lý liên quan.
Để tìm hiểu chi tiết hơn về câu hỏi M&A là gì hoặc các vấn đề liên quan, hãy liên lạc với Công ty Luật ACC qua các thông tin sau để được đội ngũ chuyên viên của chúng tôi giải đáp tận tâm, tư vấn nhiệt tình với mức giá tốt nhất cho quý khách hàng. Công ty Luật ACC hy vọng đồng hành cùng bạn trong mọi vấn đề pháp lý:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: [email protected]
- Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận