Hướng dẫn tra cứu mã giao dịch điện tử của hồ sơ khai thuế (Cập nhật 2024)

Việc triển khai áp dụng kê khai thuế điện tử qua trang web đã mang lại nhiều hiệu quả cho người nộp thuế trong việc tiết kiệm thời gian, chi phí và đồng thời cũng giúp cho cơ quan thuế quản lý một cách chặt chẽ và hiệu quả. Khi nộp hồ sơ khai thuế không phải lúc nào người nộp thuế cũng để ý đến mã giao dịch điện tử của hồ sơ khai thuế. ACC cung cấp bài viết dưới đây để hướng dẫn tra cứu mã giao dịch điện tử của hồ sơ khai thuế.

tra-cuu-thuedientu-1

1. Hồ sơ khai thuế

Hồ sơ khai thuế được hiểu cơ bản chính là tờ khai thuế và các chứng từ, tài liệu liên quan được sử dụng nhằm làm căn cứ để từ đó có thể xác định nghĩa vụ thuế của các chủ thể là những người nộp thuế với ngân sách nhà nước do người nộp thuế lập và gửi đến cơ quan quản lý thuế bằng phương thương điện tử hoặc giấy.

Người nộp thuế phải khai tờ khai thuế, bảng kê, phụ lục (nếu có) theo đúng mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế, bảng kê, phụ lục; nộp đầy đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế. Đối với một số loại giấy tờ trong hồ sơ khai thuế mà Bộ Tài chính không ban hành mẫu nhưng pháp luật có liên quan có quy định mẫu thì thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. Chẳng hạn như hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng theo tháng, theo quý, hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng, theo quý.....

Các loại hồ sơ khai thuế cơ bản theo một số tiêu chí nhất định (theo kỳ kê khai)

- Hồ sơ khai thuế đôi với loại thuế khai và nộp theo tháng là tờ khai thuế tháng.

- Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo quý là tờ khai thuế quý.

- Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo nám bao gồm:

+ Hồ sơ khai thuế năm gồm tờ khai thuế nám và các tài liệu khác có liên quan đến xác định số tiền thuế phải nộp;

+ Hồ sơ khai quyết toán thuế khi kết thúc năm gồm tờ khai quyết toán thuế năm, báo cáo tài chính năm, tờ khai giao dịch liên kết; các tài liệu khác có liên quan đến quyết toán thuế.

- Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế bao gồm:

+ Tờ khai thuế;

+ Hóa đơn, hợp đồng và chứng từ khác có liên quan đến nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.

- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì hồ sơ hải quan theo quy định của Luật Hải quan được sử dụng làm hồ sơ khai thuế.

- Hồ sơ khai thuế đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm:

+ Tờ khai quyết toán thuế;

+ Báo cáo tài chính đến thời điểm chấm dứt hoạt động hoặc chấm dứt hợp đồng hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp;

+ Tài liệu khác có liên quan đến quyết toán thuế.

2. Mã giao dịch điện tử là gì?

Căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư số 110/2015/TT-BTC ngày 28 tháng 07 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định về hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế thì mã giao dịch điện tử là là một dãy các ký tự được tạo theo một nguyên tắc thống nhất để ghi nhận chứng từ điện tử trong lĩnh vực thuế trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Mã giao dịch điện tử là duy nhất để nhận biết, xác định, tra cứu theo từng chứng từ điện tử trong lĩnh vực thuế, được Tổng cục Thuế quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

3. Hướng dẫn tra cứu mã giao dịch điện tử của hồ sơ khai thuế

Mỗi chứng từ điện tử sẽ có một mã giao dịch. Để tra cứu, quý bạn đọc thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập cổng thông tin của Tổng cục Thuế. Đường link: https://thuedientu.gdt.gov.vn/

Bước 2: Ấn nút đăng nhập. Sau đó điền tên và mật khẩu. Người nộp thuế đăng nhập hệ thống bằng tài khoản giao dịch điện tử với cơ quan thuế (tài khoản đăng nhập hệ thống Thuế điện tử). 

Trường hợp chưa có tài khoản giao dịch thuế điện tử, người nộp thuế đăng ký tại trang https://thuedientu.gdt.gov.vn phân hệ DOANH NGHIỆP.

Bước 3: Lựa chọn loại chứng từ cần tra cứu

Trên thanh menu, chọn “Tra cứu”, sau đó chọn tiếp loại chứng từ đang muốn tra cứu mã giao dịch (Thông báo nộp thuế, thông báo khai thuế, tờ khai…)

tra-cuu-thuedientu-1

Bước 4: Nhập thông tin tra cứu thông báo

- Cơ quan thông báo: bao gồm Cơ quan thuế hoặc ngân hàng

- Loại thông báo: bao gồm các loại thông báo có trên hệ thống

- Ngày thông báo từ ngày nào đến ngày nào

Bước 5: Nhấn “Tra cứu”

- Hệ thống thực hiện truy vấn dữ liệu theo điều kiện tra cứu và hiển thị kết quả lên lưới dữ liệu. Kết quả trả về bao gồm: Mã giao dịch, Số thông báo, Ngày thông báo.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết hướng dẫn tra cứu mã giao dịch điện tử của hồ sơ khai thuế. Nội dung bài viết giới thiệu về khái niệm mã giao dịch điện tử và hướng dẫn tra cứu mã giao dịch điện tử của hồ sơ khai thuế. Nếu trong quá trình tìm hiểu, quý bạn đọc còn có vấn đề thắc mắc cần được giải đáp hoặc có nhu cầu quan tâm đến các dịch vụ tư vấn do ACC cung cấp, vui lòng truy cập địa chỉ trang web sau đây: https://accgroup.vn/ để được tư vấn giải đáp thắc mắc một cách chi tiết nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo