Hiện nay có một khái niệm về thuế khá mới mẻ và xa lạ với công chúng, chính là Thuế nhà thầu nước ngoài. Như vậy thì Thuế nhà thầu nước ngoài là gì? Mã chương nộp thay Thuế nhà thầu nước ngoài là gì? Để tìm hiểu rõ về vấn đề này xin mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của ACC:
Mã chương nộp thay Thuế nhà thầu nước ngoài là gì?
1. Thuế nhà thầu nước ngoài là gì?
2. Đối tượng chịu Thuế nhà thầu nước ngoài
Điều 1 Thông tư 103/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 08 năm 2014 quy định như sau:
- Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài để thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ và có phát sinh thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở Hợp đồng ký giữa tổ chức, cá nhân nước ngoài với các doanh nghiệp tại Việt Nam (trừ trường hợp gia công và xuất trả hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài) hoặc thực hiện phân phối hàng hóa tại Việt Nam hoặc cung cấp hàng hóa theo điều kiện giao hàng của các điều khoản thương mại quốc tế - Incoterms mà người bán chịu rủi ro liên quan đến hàng hóa vào đến lãnh thổ Việt Nam.
Ví dụ:
- Trường hợp 1: doanh nghiệp X ở nước ngoài ký hợp đồng mua vải của doanh nghiệp Việt Nam A, đồng thời chỉ định doanh nghiệp A giao hàng cho doanh nghiệp Việt Nam B (theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật). Doanh nghiệp X có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng ký giữa doanh nghiệp X với doanh nghiệp B (doanh nghiệp X bán vải cho doanh nghiệp B). Trong trường hợp này, doanh nghiệp X là đối tượng áp dụng theo quy định tại Thông tư này và doanh nghiệp B có trách nhiệm khai, khấu trừ và nộp thuế thay cho doanh nghiệp X theo quy định tại Thông tư này.
- Trường hợp 2: doanh nghiệp Y ở nước ngoài ký hợp đồng gia công vải với doanh nghiệp Việt Nam C, đồng thời chỉ định doanh nghiệp C giao hàng cho doanh nghiệp Việt Nam D để tiếp tục sản xuất (theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật). Doanh nghiệp Y có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng ký giữa doanh nghiệp Y với doanh nghiệp D (doanh nghiệp Y bán hàng cho doanh nghiệp D). Trong trường hợp này, doanh nghiệp Y là đối tượng áp dụng theo quy định tại Thông tư này và doanh nghiệp D có trách nhiệm khai, khấu trừ và nộp thuế thay cho doanh nghiệp Y theo quy định tại Thông tư này.
- Trường hợp 3: doanh nghiệp Z ở nước ngoài ký hợp đồng gia công hoặc mua vải với doanh nghiệp Việt Nam E (doanh nghiệp Z cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp E để gia công) và chỉ định doanh nghiệp E giao hàng cho doanh nghiệp Việt Nam G để tiếp tục gia công (theo hình thức gia công xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật). Sau khi gia công xong, Doanh nghiệp G xuất trả lại hàng cho Doanh nghiệp Z và Doanh nghiệp Z phải thanh toán tiền gia công cho doanh nghiệp G theo hợp đồng gia công. Trong trường hợp này, doanh nghiệp Z không thuộc đối tượng áp dụng theo quy định tại Thông tư này.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh phân phối hàng hóa, cung cấp dịch vụ tại Việt Nam trong đó tổ chức, cá nhân nước ngoài vẫn là chủ sở hữu đối với hàng hóa giao cho tổ chức Việt Nam hoặc chịu trách nhiệm về chi phí phân phối, quảng cáo, tiếp thị, chất lượng dịch vụ, chất lượng hàng hóa giao cho tổ chức Việt Nam hoặc ấn định giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ; bao gồm cả trường hợp uỷ quyền hoặc thuê một số tổ chức Việt Nam thực hiện một phần dịch vụ phân phối, dịch vụ khác liên quan đến việc bán hàng hóa tại Việt Nam.
Ví dụ:
- Doanh nghiệp A ở nước ngoài giao hàng hóa hoặc uỷ quyền thực hiện một số dịch vụ liên quan (như vận chuyển, phân phối, tiếp thị, quảng cáo...) cho Doanh nghiệp Việt Nam B trong đó Doanh nghiệp A là chủ sở hữu đối với hàng hóa giao cho Doanh nghiệp B hoặc Doanh nghiệp A chịu trách nhiệm về chi phí, chất lượng dịch vụ, chất lượng hàng hóa giao cho Doanh nghiệp B hoặc Doanh nghiệp A ấn định giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ thì Doanh nghiệp A là đối tượng áp dụng theo quy định tại Thông tư này.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài thông qua tổ chức, cá nhân Việt Nam để thực hiện việc đàm phán, ký kết các hợp đồng đứng tên tổ chức, cá nhân nước ngoài.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, phân phối tại thị trường Việt Nam, mua hàng hóa để xuất khẩu, bán hàng hóa cho thương nhân Việt Nam theo pháp luật về thương mại.
3. Mã chương nộp thay Thuế nhà thầu nước ngoài là gì?
Thuế nhà thầu bao gồm 2 loại thuế là thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp (đối với nhà thầu là tổ chức).
Cách điền mã chương, mã tiểu mục nộp thuế giá trị gia tăng
Doanh nghiệp thực hiện tra cứu mã chương của doanh nghiệp mình thông qua website: http://tracuunnt.gdt.gov.vn/ hoặc Thông tư 324/2016/TT-BTC ngày 21 tháng 12 năm 2016.
Một số mã chương thường gặp:
- Mã chương 754: “Kinh tế hỗn hợp ngoài quốc doanh” thuộc cấp thành phố/quận/huyện trực thuộc tỉnh quản lý
- Mã chương 755: “Doanh nghiệp tư nhân” thuộc cấp quận/huyện quản lý
- Mã chương 554: “Kinh tế hỗn hợp ngoài quốc doanh” thuộc cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung Ương quản lý
Mã tiểu mục nộp thuế giá trị gia tăng:
- Tiểu mục 1701: Thuế giá trị gia tăng hàng sản xuất, kinh doanh trong nước;
- Tiểu mục 1702: Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu (trừ thuế giá trị gia tăng
- hàng nhập khẩu qua biên giới đất liền);
- Tiểu mục 1703: Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu qua biên giới đất liền;
- Tiểu mục 1704: Thuế giá trị gia tăng từ hoạt động thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu, khí thiên nhiên (không kể thuế giá trị gia tăng thu theo hiệp định, hợp đồng thăm dò, khai thác dầu, khí);
- Tiểu mục 1705: Thuế giá trị gia tăng từ hoạt động xổ số kiến thiết;
- Tiểu mục 1749: Khác (Bao gồm cả thu nợ về thuế doanh thu).
4. Cách điền mã chương, mã tiểu mục nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Doanh nghiệp thực hiện tra cứu mã chương của doanh nghiệp mình thông qua website: http://tracuunnt.gdt.gov.vn/ hoặc Thông tư 324/2016/TT-BTC ngày 21 tháng 12 năm 2016.
Một số mã chương thường gặp:
- Mã chương 754: “Kinh tế hỗn hợp ngoài quốc doanh” thuộc cấp thành phố/quận/huyện trực thuộc tỉnh quản lý
- Mã chương 755: “Doanh nghiệp tư nhân” thuộc cấp quận/huyện quản lý
- Mã chương 554: “Kinh tế hỗn hợp ngoài quốc doanh” thuộc cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung Ương quản lý
Mã tiểu mục nộp thuế thu nhập doanh nghiệp:
- Tiểu mục 1052: Thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất kinh doanh (gồm cả dịch vụ trong lĩnh vực dầu khí);
- Tiểu mục 1053: Thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng bất động sản;
- Tiểu mục 1055: Thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động chuyển nhượng vốn;
- Tiểu mục 1056: Thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động thăm dò và khai thác dầu, khí (không kể thuế thu nhập doanh nghiệp thu theo hiệp định, hợp đồng thăm dò khai thác dầu khí);
- Tiểu mục 1057: Thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động xổ số kiến thiết;
- Tiểu mục 1099: Khác
Việc tìm hiểu về Thuế nhà thầu sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc trong trường hợp gặp phải các vấn đề xoay quanh nó, vấn đề này cũng đã được pháp luật quy định như trên.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Mã chương nộp thay Thuế nhà thầu nước ngoài là gì? gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https://accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.
Nội dung bài viết:
Bình luận