Ly thân là một thuật ngữ phổ biến trong cuộc sống hiện đại, dùng để chỉ tình trạng vợ chồng tạm thời sống riêng biệt mà không chấm dứt hôn nhân. Đây là giai đoạn để cả hai suy nghĩ và đánh giá lại mối quan hệ của mình trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Vậy ly thân là gì và nó khác gì so với ly hôn? Hãy cùng ACC tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm này.
Ly thân là gì?
1. Ly thân là gì?
Hiện nay, pháp luật hiện hành không có quy định giải thích về cụm từ ly thân. Tuy nhiên, có thể giải thích ly thân là việc vợ chồng không sống chung với nhau nữa do rạn nứt tình cảm hay một số lý do khác nhưng chưa thực hiện thủ tục ly hôn tại Tòa án.
Giữa ly thân và ly hôn đều là việc vợ chồng không còn tình cảm với nhau và nhiều trường hợp mong muốn sẽ chấm dứt mối quan hệ này. Tuy nhiên, ly hôn là cả hai đã làm thủ tục ly hôn tại Tòa án có bản án hoặc quyết định thông báo, ngược lại thì ly thân thì chưa.
>> Tham khảo thêm thông tin chi tiết tại Ly thân là gì? Pháp luật có thừa nhận ly thân không?
2. Thế nào là sống ly thân?
Sống ly thân là tình trạng vợ chồng quyết định tạm thời không sống chung với nhau do mâu thuẫn hoặc rạn nứt trong mối quan hệ, nhưng không thực hiện các thủ tục ly hôn chính thức. Trong thời gian này, hai người có thể sống riêng biệt, tự do quản lý cuộc sống cá nhân mà vẫn giữ nguyên tình trạng hôn nhân về mặt pháp lý. Sống ly thân thường nhằm mục đích giảm bớt căng thẳng, suy nghĩ lại về mối quan hệ và có thể dẫn đến việc hàn gắn hoặc ly hôn, tùy thuộc vào quyết định của cả hai sau một thời gian nhất định.
>> Tham khảo thêm thông tin tại Thỏa thuận ly thân là gì? [Cập nhật 2024]
3. Ly thân và ly hôn có điểm gì giống và khác nhau?
1. Điểm giống nhau giữa ly thân và ly hôn
Ly thân và ly hôn đều xuất phát từ mâu thuẫn vợ chồng khiến cho quan hệ hôn nhân bị đe dọa, đời sống hôn nhân không còn ý nghĩa và mục đích hôn nhân không thể đạt được. Dù vậy, mức độ mâu thuẫn trong ly thân chưa đến mức cần phải chấm dứt hoàn toàn quan hệ hôn nhân. Tình cảm giữa hai bên vợ chồng đều đã không còn nồng nàn, không muốn sống chung, thiếu sự tôn trọng và sự đồng ý trong sinh hoạt, khác biệt với những cặp vợ chồng khác.
2. Điểm khác nhau giữa ly thân và ly hôn
Tiêu chí |
Ly thân |
Ly hôn |
Khái niệm |
Ly thân là tình trạng hai bên vợ chồng vẫn chưa chấm dứt quan hệ hôn nhân và có nghĩa vụ đối với con chung, tài sản chung và những nghĩa vụ khác trong quan hệ hôn nhân, nhưng không còn nghĩa vụ sống chung với nhau. |
Ly hôn là tình trạng hai vợ chồng đã thực sự chấm dứt quan hệ hôn nhân và không còn nghĩa vụ sống chung, tài sản chung và phải giải quyết nuôi con sau ly hôn. |
Thủ tục tiến hành |
- Không cần tuân theo trình tự thủ tục mà dựa trên sự thỏa thuận của vợ chồng. |
- Bắt buộc phải tiến hành thủ tục ly hôn theo quy định tại Điều 51, 55, 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 theo từng trường hợp. - Trình tự thủ tục được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. |
Quan hệ nhân thân |
- Ly thân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng. - Các quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng vẫn được pháp luật bảo vệ.(không sống cùng nhau hoặc sống cùng nhau nhưng không sinh hoạt chung) |
Quan hệ hôn nhân chấm dứt, các quyền và nghĩa vụ về nhân thân bị chấm dứt hoàn toàn. |
Quan hệ pháp lý |
- Vẫn còn quan hệ vợ chồng theo giấy chứng nhận kết hôn. - Có quyền và nghĩa vụ với nhau như các cặp vợ chồng khác. |
Không còn quan hệ vợ chồng sau khi có tuyên bố hoàn thiện thủ tục ly hôn. |
Quan hệ tài sản |
Do vẫn còn tồn tại quan hệ hôn nhân, nếu không có thỏa thuận khác của vợ và chồng thì tài sản phát sinh trong giai đoạn ly thân vẫn là tài sản chung. |
- Tài sản được chia theo thỏa thuận của vợ chồng hoặc bản án của Tòa án. - Tài sản sau khi ly hôn là tài sản riêng. |
Con chung |
- Cả vợ chồng có quyền thỏa thuận ai có quyền nuôi con. - Tuy nhiên cha mẹ vẫn phải có trách nhiệm chăm sóc và giáo dụng con vì vẫn còn trong thời kỳ hôn nhân. |
- Khi tiến hành thủ tục ly hôn, con chung sẽ được vợ chồng thỏa thuận ai có quyền trông nom, nuôi dưỡng và giáo dục con. - Nếu vợ chồng không thỏa thuận được thì sẽ do Tòa án quyết định. |
Hậu quả pháp lý |
- Ly thân không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân trước pháp luật. - Trong giai đoạn ly thân vợ hoặc chồng không có quyền kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác vì họ vẫn là người đang có vợ/có chồng. - Về mặt pháp luật hai bên vẫn có trách nhiệm và nghĩa vụ với nhau. |
-Khi bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực chính là thời điểm phát sinh hệ quả pháp lý. - Ly hôn làm chấm dứt quan hệ nhân thân của vợ chồng, quan hệ vợ chồng, quyền và nghĩa vụ nhân thân đi kèm chứa tài sản, nuôi con chung và các vấn đề khác có liên quan. |
4. Ly thân có được ngoại tình?
Ly thân có được ngoại tình
Ly thân là thuật ngữ chỉ sự chấm dứt cuộc sống chung của hai người vợ chồng do rạn nứt tình cảm, mặc dù vẫn giữ quan hệ hôn nhân pháp lý. Tuy nhiên, Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành không nhắc đến khái niệm này và chỉ công nhận sự chấm dứt hôn nhân thông qua quyết định ly hôn của Tòa án. Trong thời gian ly thân, nếu có quan hệ tình cảm với người khác hoặc sống chung với người khác như vợ chồng, đều được xem là vi phạm đạo đức và pháp luật
>> Tham khảo bài viết Tư vấn thủ tục ly thân theo quy định pháp luật hiện nay để tìm hiểu thủ tục ly thân tại công ty ACC
5. Câu hỏi thường gặp
Ly thân có được chia tài sản không?
Có, ly thân vẫn có thể chia tài sản. Tuy nhiên, việc chia tài sản khi ly thân khác với chia tài sản khi ly hôn.
Nên chia tài sản khi ly thân hay ly hôn?
Tùy thuộc vào mức độ mâu thuẫn, ý nguyện của hai vợ chồng và lợi ích của con cái.
Thủ tục chia tài sản khi ly thân?
Thỏa thuận chia tài sản: Hai vợ chồng tự thỏa thuận về việc chia tài sản và lập văn bản thỏa thuận có sự chứng kiến của hai người làm chứng.
Chia tài sản qua tòa án: Nộp đơn khởi kiện ly hôn và đề nghị chia tài sản tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người vợ hoặc người chồng có con dưới 18 tuổi đang chung sống.
Ly thân là trạng thái mà hai người vợ chồng chấm dứt cuộc sống chung vì rạn nứt tình cảm mà không thực hiện thủ tục ly hôn. Mặc dù được hiểu và thực tiễn rộng rãi trong đời sống, nhưng trong pháp luật Việt Nam hiện hành, ly thân không được công nhận là phương thức chấm dứt hôn nhân. Để hoàn toàn chấm dứt quan hệ vợ chồng, hai bên cần phải qua quy trình ly hôn do Tòa án thẩm quyền giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận