Lý luận Đặng Tiểu Bình là một loạt các lý luận về kinh tế và chính trị do nhà lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Đặng Tiểu Bình phát triển. Kể từ thập niên 1980, lý luận này đã trở thành một bài học bắt buộc ở bậc đại học ở Trung Quốc. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Lý luận Đặng Tiểu Bình là gì?
Lý luận Đặng Tiểu Bình là gì?
1. Lý luận Đặng Tiểu Bình là gì?
Lý luận Đặng Tiểu Bình (Chữ Hán giản thể: 邓小平理论; Chữ Hán phồn thể: 鄧小平理論; Bính âm Hán ngữ: Dèngxiǎopíng lǐlùn; Việt bính: dang6 siu2 ping4 lei5 leon6) là một loạt các lý luận về kinh tế và chính trị do nhà lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Đặng Tiểu Bình phát triển. Kể từ thập niên 1980, lý luận này đã trở thành một bài học bắt buộc ở bậc đại học ở Trung Quốc. Tư tưởng Mao truyền thống đã đặt trọng tâm vào việc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh giai cấp, còn Lý luận của Đặng Tiểu Bình lại nhấn mạnh vào việc xây dựng và ổn định kinh tế. Triết lý xã hội của Đặng Tiểu Bình bao gồm xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc.
Sự tăng trưởng kinh tế thần kỳ của Trung Quốc trong thời gian qua phần lớn là nhờ sự thành công của Lý luận Đặng Tiểu Bình.
Lần đầu tiên Đặng Tiểu Bình đã đề xướng Lý luận của mình sau cuộc Cách mạng văn hóa (1966-1976, do Mao Trạch Đông đề xướng và lãnh đạo). Nội dung chính của Lý luận Đặng Tiểu Bình gồm "Bốn nguyên tắc":
- Chủ nghĩa Marx và Lenin- Sự trung thành với đảng- Phục tùng lãnh đạo- Tư tưởng Mao Trạch Đông (Chữ Hán giản thể: 毛泽东思想; Chữ Hán phồn thể: 毛澤東思想; Bính âm Hán ngữ: Máozédōng sīxiǎng)
Năm 1992, 14 năm sau khi Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền lãnh đạo đất nước, ông đã thực hiện cuộc "Nam tuần" xuống miền Nam sông Dương tử. Lúc ở đó, ông đã thốt to lên từ nổi tiếng: "khai phóng" (mở cửa, Chữ Hán giản thể: 开放; Chữ Hán phồn thể: 開放) Sau đó Trung Quốc bắt đầu mở mang kinh tế xã hội và trải qua một thời kỳ tăng trưởng kinh tế của mình một cách ngoạn mục và trở thành quốc gia đăng cai thế vận hội 2008 ở Bắc Kinh và World Expoở Thượng Hải năm 2010.
2. Lịch sử về lý luận Đăng Tiểu Bình
Kể từ thập kỷ 70 thế kỷ XX, tình hình quốc tế và cục diện chính trị thế giới đã có những biến đổi to lớn, hoà bình và phát triển từng bước trở thành chủ đề thời đại. Năm 1978, Hội nghị Trung ương 3 khoá XI đã mở ra thời kỳ mới cải cách mở cửa và xây dựng hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa. Lý luận Đặng Tiểu Bình được từng bước hình thành và phát triển trong điều kiện lịch sử mà hoà bình và phát triển trở thành chủ đề thời đại, trong thực tiễn cải cách mở cửa và xây dựng hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc và trên cơ sở đúc kết những kinh nghiệm lịch sử về thắng lợi và thất bại của chủ nghĩa xã hội Trung Quốc cũng như học hỏi những kinh nghiệm lịch sử về sự hưng suy thành bại của các nước xã hội chủ nghĩa khác.
Tháng 12 năm 1978, Đặng Tiểu Bình có bài phát biểu “Giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị, đoàn kết nhất trí nhìn về phía trước” tại Phiên bế mạc Hội nghị công tác Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đó là bản tuyên ngôn mở ra con đường mới trong thời kỳ mới và sáng tạo ra lý luận mới xây dựng Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Hội nghị Trung ương 3 khoá XI diễn ra sau đó đưa ra quyết sách chiến lược chuyển trọng tâm công tác của Đảng và Nhà nước sang xây dựng hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa, đã mở màn cho công cuộc cải cách mở cửa. Hội nghị Trung ương lần này đánh dấu lý luận Đặng Tiểu Bình đã bắt đầu được hình thành.
Tháng 9 năm 1982, tại Đại hội Đảng XII, Đặng Tiểu Bình lần đầu tiên đưa ra mệnh đề quan trọng “Xây dựng Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”. Năm 1987, Đại hội Đảng XIII đã trình bày một cách hệ thống lý luận về giai đoạn sơ cấp của chủ nghĩa xã hội, khái quát một cách hoàn chỉnh đường lối cơ bản của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong giai đoạn sơ cấp của chủ nghĩa xã hội, sơ bộ khái quát những kinh nghiệm lịch sử trong việc mở ra con đường mới kể từ Hội nghị Trung ương 3 khoá XI, và tổng hợp một cách khái quát một loạt các quan điểm lý luận khoa học của Đặng Tiểu Bình về xây dựng chủ nghĩa xã hội từ các mặt như giai đoạn, nhiệm vụ, động lực, điều kiện, bố cục và môi trường quốc tế, v.v. của việc xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Trung Quốc. Những điều đó đã hình thành cái khung của lý luận xây dựng Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, đánh dấu lý luận Đặng Tiểu Bình đã sơ bộ được hình thành.
Đầu năm 1992, Đặng Tiểu Bình thị sát miền Nam Trung Quốc và có các bài phát biểu quan trọng, đã kịp thời trả lời một cách sâu sắc vấn đề trọng đại “Cái gì là chủ nghĩa xã hội, làm thế nào để xây dựng chủ nghĩa xã hội” trong công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc, giải phóng mạnh mẽ tư tưởng của người dân và làm kiên định niềm tin của người dân về chủ nghĩa xã hội. Tháng 10 cùng năm, trong Báo cáo Đại hội Đảng XIV, Giang Trạch Dân đã khái quát nội dung cơ bản của lý luận xây dựng Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc từ 9 mặt là con đường phát triển, giai đoạn phát triển, nhiệm vụ căn bản, động lực phát triển, điều kiện bên ngoài, đảm bảo chính trị, bước đi chiến lược, sức mạnh lãnh đạo và nâng đỡ và thực hiện thống nhất Tổ quốc, xác định vai trò chỉ đạo của lý luận Đặng Tiểu Bình về xây dựng Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong toàn Đảng.
Tháng 9 năm 1997, Đại hội Đảng XV đã lý thuyết hóa những lý luận của Đặng Tiểu Bình về xây dựng Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thành “Lý luận Đặng Tiểu Bình”, cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông trở thành tư tưởng chỉ đạo và kim chỉ nam hành động của Đảng và đưa vào Điều lệ Đảng. Năm 1999, Hội nghị lần thứ 2 Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khoá IX đã đưa lý luận Đặng Tiểu Bình vào Hiến pháp Trung Quốc.
Lý luận Đặng Tiểu Bình là một hệ thống khoa học khá hoàn chỉnh xuyên suốt các lĩnh vực triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học, v.v. bao gồm các mặt kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, giáo dục, văn hoá, dân tộc, quân sự, ngoại giao, mặt trận thống nhất và xây dựng Đảng, v.v. Hệ thống này đã trả lời một cách khoa học một loạt các vấn đề cơ bản về xây dựng Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, chủ yếu bao gồm: Lý luận về đường lối tư tưởng xã hội chủ nghĩa; lý luận về bản chất của chủ nghĩa xã hội và con đường phát triển của chủ nghĩa xã hội; lý luận về giai đoạn phát triển của chủ nghĩa xã hội; lý luận về nhiệm vụ căn bản của chủ nghĩa xã hội; lý luận về chiến lược xây dựng và phát triển chủ nghĩa xã hội; lý luận về động lực phát triển chủ nghĩa xã hội; lý luận về mở cửa đối ngoại của quốc gia xã hội chủ nghĩa; lý luận về cải cách thể chế chính trị, kinh tế của chủ nghĩa xã hội; lý luận về đảm bảo chính trị cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội; lý luận về chiến lược ngoại giao của quốc gia xã hội chủ nghĩa; lý luận về thống nhất Tổ quốc; lý luận về sức mạnh nâng đỡ của sự nghiệp xã hội chủ nghĩa; lý luận về xây dựng quân đội và quốc phòng của quốc gia xã hội chủ nghĩa; lý luận về hạt nhân lãnh đạo của sự nghiệp xã hội chủ nghĩa, v.v.
Lý luận Đặng Tiểu Bình là sự kế thừa và phát triển tư tưởng Mao Trạch Đông trong điều kiện lịch sử mới, là thành quả lý luận Trung Quốc hoá chủ nghĩa Mác thực hiện bước nhảy vọt lịch sử lần thứ hai, là kết tinh trí tuệ tập thể của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Dưới sự chỉ đạo của lý luận Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc đã từng bước thực hiện một loạt sự chuyển đổi trọng đại từ “lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh” sang lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm, từ khép kín, nửa khép kín sang cải cách mở cửa, từ kinh tế kế hoạch hoá sang kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, v.v. thực hiện ổn định chính trị, phát triển kinh tế và đoàn kết dân tộc, sức sản xuất, sức mạnh tổng hợp và mức sống nhân dân của chủ nghĩa xã hội bước lên một bậc thềm mới, đã mở ra thành công một con đường mới Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
3. Đôi nét về tiểu sử của ông Đặng Tiểu Bình
Đặng Tiểu Bình (giản thể: 邓小平; phồn thể: 鄧小平; bính âm: Dèng Xiǎopíng; 22 tháng 8 năm 1904 - 19 tháng 2 năm 1997) có tên khai sinh là Đặng Tiên Thánh, khi đi học mới đổi là Đặng Hi Hiền(邓希贤), là một lãnh tụ của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tên gọi Đặng Tiểu Bình được ông dùng từ năm 1927, sau khi Tưởng Giới Thạch đàn áp phong trào cách mạng Cộng sản tại Thượng Hải[cần dẫn nguồn].
Tuy rằng ông chưa bao giờ có chức vụ nguyên thủ quốc gia hay đứng đầu chính phủ nhưng ông là người đã cầm quyền trên thực tế (lãnh tụ) tại Trung Quốc trong suốt những năm cuối thập niên 1970 đến đầu thập niên 1990. Ông từng giữ qua các chức vụ: Phó Chủ tịch Đảng, Tổng thư ký Trung ương Thư ký Xứ Đảng Cộng sản Trung Quốc (còn gọi là Tổng thư ký Ban Bí thư Trung ương), Phó Thủ tướng Quốc vụ viện (1952-1966, 1973-4/1976, 7/1977-1987), Tổng tham mưu trưởng Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc (1978-1983). Đặc biệt là Chủ nhiệm Ủy ban Cố vấn Trung ương Đảng (1982-1987) và Chủ tịch Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (6/1981-6/1989). Với vai trò là lãnh tụ tối cao của đất nước, ông đã khởi xướng công cuộc cải cách nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa theo hướng "chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc", có công thu hồi Hồng Kông và Ma Cao với chính sách "một nước hai chế độ".
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Lý luận Đặng Tiểu Bình là gì? Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận