Lý lịch trích ngang là gì? (Cập nhật 2024)

Bên cạnh việc sử dụng các loại mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật, sơ yếu lý lịch mẫu 2C,...thì sơ yếu lý lịch trích ngang cũng được sử dụng một cách phổ biến trong hồ sơ xin việc của mỗi ứng viên là là một loại tài giấy tờ không thể thiếu được cho quá trình đi tìm việc. Vậy nội dung và hình thức trình bày của sơ yếu lý lịch trích ngang như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết Lý lịch trích ngang là gì? (Cập nhật 2022) dưới đây.

Sơ Yếu Lý Lịch Trích Ngang Vieclamtaichinh68.com
Lý lịch trích ngang là gì? (Cập nhật 2022)

1. Lý lịch trích ngang là gì?

Lý lịch trích ngang hay còn gọi là sơ lược lý lịch là một cách thức văn bản, tài liệu được dùng để làm bản trình bày tóm tắt quy trình làm việc và kỹ năng của những ứng viên và thường dùng là một thành phần trong giấy tờ xin việc. Giấy tờ xin việc khả năng được dùng cho một loạt các lý do khác nhau, nhưng chúng lại thường được dùng để tìm kiếm việc làm mới. Một lý lịch trích ngang điển hình có hàm chứa một bản tóm tắt những kinh nghiệm làm việc có liên quan và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ…

2. Mục đích của việc sử dụng lý lịch trích ngang là gì? 

Lý lịch trích ngang là một thành phần trong bộ hồ sơ xin việc, thường được nộp cùng đơn xin việc, CV xin việc và các loại giấy tờ liên quan khác. Lý lịch trích ngang được sử dụng phổ biến ở nhiều nước với nội dung vô cùng ngắn gọn, tóm tắt quá trình học tập, làm việc, kỹ năng của các ứng viên.

Lý lịch trích ngang được sử dụng với mục đích là xin việc và là một công cụ hữu ích để người lao động có thể giới thiệu bản thân mình đến nhà tuyển dụng. Chính vì vậy cả về mặt nội dung và hình thức lý lịch trích ngang cần được chú trọng trong cách trình bày. 

Về độ dài của lý lịch trích ngang, độ dài có thể chỉ khoảng 1 mặt giấy A4 trình bày một cách ngắn gọn xúc tích. Lý lịch trích ngang được sử dụng nhiều trên thế giới và có nhiều loại lý lịch trích ngang khác nhau. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà người dùng có thể thay đổi hoặc sắp xếp các mặt nội dung sao cho cân bằng và phù hợp nhất. Lý lịch trích ngang có thể được trình bày bằng tiếng Anh, tiếng Việt,...hay các ngôn ngữ khác. 

Ở một số nước lý lịch trích ngang được sử dụng với công dụng như một CV xin việc. Tuy nhiên độ dài của lý lịch trích ngang thưởng chỉ được trình bày một cách ngắn gọn và tóm tắt trong 1 trang A4. 

Mỗi công ty, doanh nghiệp, cơ sở làm việc sẽ có những yêu cầu khác nhau về hồ sơ xin việc. Vậy nên người lao động có thể dựa vào những yêu cầu này để trình bày lý lịch trích ngang sao cho phù hợp

Ngoài mục đích sử dụng lý lịch trích ngang để tìm việc thì tại Việt Nam lý lịch trích ngang còn được sử dụng để kiểm tra về nguồn gốc, xuất thân của một người với các thông tin mà cơ quan, tổ chức yêu cầu. Không chỉ bao gồm các thông tin về quá trình sinh sống, làm việc, học tập, khen thưởng, kỷ luật cũng như quá trình công tác của bản thân mà còn của gia đình và những người thân quen có liên quan.

3. Cách điền mẫu lý lịch trích ngang

Mẫu lý lịch trích ngang thường được chia thành 3 phần rõ ràng, trong đó sẽ có nhiều mục nội dung nhỏ khác nhau và bạn cần phải điền đầy đủ tất cả chúng. 

Cách kê khai phần bản thân

Phần đầu tiên chính là mục Bản thân, hay còn hiểu là thông tin về bản thân ứng viên. Đây là phần chứa nhiều thông tin nhất, chiếm 1 mặt khổ giấy A4. 

Ở phần này, có một số thông tin xoay quanh về Họ tên ứng viên bao gồm Họ và tên, Bí danh và Tên thường gọi. Với những mục thông tin này, bạn chỉ việc điền tên mình một cách rõ ràng theo yêu cầu, cụ thể:

- Họ và tên: Bạn hãy điền tên đầy đủ của mình theo thông tin trên chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh để đảm bảo độ chính xác.

- Bí danh: Nếu có bí danh nào khác để phục vụ cho công tác cá nhân thì hãy ghi vào, trường hợp không có thì bạn chỉ việc ghi “Không” là xong.

- Tên thường gọi: Đây có thể là tên được bố mẹ, anh chị em gọi bạn khi ở nhà, nếu có cũng ghi vào còn không thì làm tương tự như trên.

Một số thông tin cơ bản khác như Ngày tháng năm sinh, Nguyên quán, Nơi đăng ký thường trú hiện nay bạn cần viết đúng theo chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của mình. 

Mục Dân tộc: Bạn sẽ ghi dân tộc của mình, ví dụ như Kinh, Tày, Nùng,...

Tôn giáo: Thường thì người Việt Nam rất ít theo tôn giáo nên đa số sẽ ghi “Không”, nếu bạn là người theo tôn giáo nào đó thì hãy ghi cụ thể vào mục này nhé.

Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất: Hãy liệt kê thành phần gia đình mình theo yêu cầu.

Một số thông tin cơ bản khác mà bạn cần quan tâm như sau:

- Trình độ văn hóa: Ghi vào đây hệ phổ thông mà bạn tốt nghiệp, ví dụ như 10/10 hay 12/12.

- Ngoại ngữ: Ghi trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch hiện đang có, ví dụ tiếng Anh B1, hay tiếng Nhật N2,...

- Trình độ chuyên môn: Đây là nơi để bạn ghi hệ tốt nghiệp sau THPT của mình, đó có thể là Trung cấp, Cao đẳng hay Đại học. Ghi rõ ràng loại hình đào tạo và chuyên ngành đào tạo.

- Ngày kết nạp vào Đảng/Đoàn kèm theo nơi kết nạp, nếu không nhớ hãy mở lại thẻ được cung cấp ra.

- Tình trạng sức khỏe bao gồm chiều cao, cân nặng.

- Nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch hoặc trình độ chuyên môn: Bạn hãy ghi cụ thể nghề nghiệp hiện tại hoặc chuyên môn hiện tại trước khi ứng tuyển vào đây kèm theo thông tin về cấp bậc/chức vụ và mức lương chính nhận được.

- Cuối cùng là ngày nhập ngũ/xuất ngũ: Nếu bạn chưa từng tham gia nhập ngũ hay ứng viên là nữ thì có thể bỏ trống phần này.

Kê khai mục Thành phần gia đình

Ở mục Thành phần gia đình, chủ yếu là thông tin về các thành viên trong gia đình ứng viên. Trong đó bao gồm Cha mẹ, anh chị em ruột, vợ/chồng và con cái.

Ở phần thông tin về bố mẹ sẽ có các trường nội dung nhỏ cụ thể như Họ tên, tuổi, nghề nghiệp. Đây đều là những thông tin cơ bản được thể hiện trong chứng minh nhân dân, bạn có thể hỏi bố mẹ mình để viết thông tin chính xác. 

Ngoài ra còn có các mục nhỏ như Trước Cách mạng Tháng 8 làm gì? Ở đâu?; Trong kháng chiến thực dân Pháp làm gì? Ở đâu? và Từ 1955 đến nay làm gì? Ở đâu? Đây đều là những thông tin đòi hỏi bạn phải trả lời chính xác, hãy hỏi bố mẹ để nhận được thông tin chính xác nhất.

Tóm tắt quá trình đào tạo, công tác 

Phần cuối cùng, quá trình đào tạo và công tác trong mẫu sơ yếu lý lịch thường được thể hiện ở dạng bảng. Nghĩa là bạn sẽ dựa vào các yêu cầu bên trong bảng và điền nội dung sao cho đúng.

Một số thông tin trong bảng theo dõi quá trình học tập và làm việc của bản thân bao gồm:

- Thời gian hoạt động từ tháng năm đến tháng năm

- Tên trường hoặc cơ sở đào tạo chuyên nghiệp sau THPT

- Ngành học

- Hình thức đào tạo: Có 2 hình thức để bạn lựa chọn đó là chính quy và tại chức.

- Văn bằng chứng chỉ 

Đây đều là những thông tin cơ bản có thể dễ dàng kê khai, vì vậy chỉ cần bạn nhớ lại năm hoạt động thì sẽ ra sự kiện đã tham gia một cách chính xác nhất.

Lưu ý là còn phải có lời cam đoan trong sơ yếu lý lịch để đảm bảo rằng tất cả những gì khai ở trên đều là đúng sự thật.

Ngoài ra, ở một số mẫu sơ yếu lý lịch còn thể hiện phần Khen thưởng và Kỷ luật, nếu bạn có phần thưởng hay đã từng bị kỷ luật trong quá trình học tập và làm việc thì hãy ghi rõ vào đây.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo