Trong hoạt động kinh doanh, việc các nhà đầu tư muốn góp vốn cũng như nguồn lực để kinh doanh nhằm phát sinh lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu họ chưa sẵn sàng cho việc thành lập một tổ chức doanh nghiệp thì các bên sẽ lựa chọn phương thức đầu tư bằng cách thỏa hiệp giao kết hợp đồng hợp tác kinh doanh. Loại hợp đồng hợp tác kinh doanh được các cá nhân, doanh nghiệp thường xuyên lựa chọn. Vậy khi làm hợp đồng cần lưu ý những vấn đề gì? Sau đây, Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin về những lưu ý khi ký hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Những lưu ý khi ký hợp đồng hợp tác kinh doanh
1. Dành thời gian tìm hiểu về đối tác
Trong bất kì mối quan hệ hợp tác nào thì việc tìm hiểu các thông tin về đối tác là không thể bỏ qua. Muốn hợp đồng hợp tác đem lại nhiều lợi ích thì đối tượng hợp tác phải phù hợp. .
Vì vậy, khi bắt đầu vào ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh cần dành thời gian để tìm hiểu về năng lực tài chính, thương mại, kỹ thuật, chuyên môn của đối tác.
2. Dành thời gian soạn thảo hợp đồng
Do không thành lập pháp nhân mới, mọi hoạt động được thực hiện trên cơ sở hợp đồng nên các bên phải dành thời gian thích đáng để soạn thảo hợp đồng, cố gắng lường trước rủi ro có thể xảy ra.
Trước tiên, hợp đồng hợp tác phải đảm bảo các nội dung chủ yếu được quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Đầu tư năm 2020 gồm:
a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
Song đó, khi các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh cũng có quyền thỏa thuận nội dung khác liên quan mà không trái với quy định pháp luật.
3. Thành lập Ban điều phối hợp đồng
Vì hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa các bên được xem là Điều lệ của doanh nghiệp nên khi tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh thì các bên nên thành lập Ban điều phối hợp đồng nhằm thực hiện các điều khoản của hợp đồng.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban điều phối sẽ do các bên tự thỏa thuận với nhau.
Nếu không thành lập được, nên có quy chế quản lý thực hiện hợp đồng đó, là phụ lục đính kèm theo hợp đồng: Phân công rõ ràng doanh thu, đội ngũ nhân sự… do bên nào quản lý; phân chia quyền, trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.
4. Định hướng được mô hình kinh doanh trong tương lai
Hợp đồng hợp tác kinh doanh thường được sử dụng trong các lĩnh vực như dầu khí, khai thác khoáng sản… và thường có thể kéo dài khoảng 05 - 10 năm nên các bên cần có định hướng về mô hình kinh doanh cũng như sự phát triển của hoạt động đầu tư do hợp đồng này mang lại.
Đồng thời, xây dựng cơ chế quản lý, điều hành hợp đồng phù hợp với mục tiêu kinh doanh của từng giai đoạn.
5. Ưu điểm, nhược điểm của hợp đồng
5.1. Ưu điểm
Thứ nhất, hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC có thể giúp các nhà đầu tư tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và tiền bạc do không phải thành lập tổ chức kinh tế.
Thứ hai, với hình thức đầu tư này, các bên có thể hỗ trợ lẫn nhau những thiếu sót, yếu điểm của nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Thứ ba, trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhà đầu tư nhân danh tư cách pháp lý độc lập của mình để chủ động thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ. Tư cách pháp lý độc lập giúp các bên không phụ thuộc vào nhau, tạo sự linh hoạt chủ động trong hoạt động kinh doanh trên cơ sở bình đẳng, không ràng buộc.
5.2. Nhược điểm
Thứ nhất, đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC thì nhà đầu tư không phải thành lập một tổ chức kinh tế mới, do vậy trong khi thực hiện dự án đầu tư nhà đầu tư phải ký kết các hợp đồng phục vụ cho việc thực hiện hợp đồng BCC. Ngoài ra, việc không thành lập tổ chức kinh tế chung còn đồng nghĩa với việc các bên không có một con dấu chung, mà con dấu trong thực tế ở Việt nam thì việc sử dụng trong nhiều trường hợp là bắt buộc. Do đó, hai bên phải tiến hành thỏa thuận sử dụng con dấu của một bên để phục vụ hoạt động đầu tư kinh doanh, qua đó làm tăng trách nhiệm của một bên so với bên còn lại.
Thứ hai, hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC dễ tiến hành, thủ tục đầu tư không quá phức tạp do vậy chỉ phù hợp với những dự án cần triển khai nhanh mà thời hạn ngắn.
6. Các câu hỏi thường gặp
6.1. Nội dung cần có trong hợp đồng hợp tác kinh doanh
Khi ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh, các bên cầu lưu ý các nội dung chủ yếu sau:
(1) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;
(2) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
(3) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
(4) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
(5) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
(6) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
(7) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
6.2. Hợp đồng hợp tác kinh doanh có phải đăng ký không?
Hợp đồng hợp tác kinh doanh có một trong các nhà đầu tư là cá nhân, tổ chức nước ngoài bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư (Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh). Ngân hàng cũng thực hiện cho phép các bên hợp tác kinh doanh mở tài khoản vốn đầu tư để quản lý vốn đầu tư nước ngoài như bình thường.
Mua là dùng tiền bạc để có được hàng hóa, bán là dùng hàng hóa để đổi lấy tiền và thu lợi nhuận. Trong hoạt động kinh doanh, nếu các bên có sự đồng thuận với nhau thì việc hợp tác sẽ diễn ra một cách thuận lợi. Như vậy, để việc hợp tác đem lại nhiều lợi ích thì tùy thuộc vào hợp đồng hợp tác kinh doanh. Bài viết trên đây Luật ACC đã cung cấp đến bạn những thông tin về những lưu ý khi ký hợp đồng hợp tác kinh doanh để các bạn đọc có thể nắm bắt được cũng như áp dụng vào cuộc sống và công việc. Mọi thông tin hay vướng mắc có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline 1900.3330 để nhận được sự hỗ trợ.
Nội dung bài viết:
Bình luận