Quy định về vấn đè lưu trữ dữ liệu theo Luật An ninh mạng

An ninh mạng là gì? Điểm nổi bật của luật an ninh mạng là gì? Quy định về vấn đề lưu trữ dữ liệu theo Luật an ninh mạng là như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây về vấn đề lưu trữ dữ liệu theo luật an ninh mạng mà ACC chia sẻ để biết thêm thông tin chi tiết và cụ thể về luật an ninh mạng.

lưu trữ dữ liệu theo luật an ninh mạng

lưu trữ dữ liệu theo luật an ninh mạng

1.  An ninh mạng là gì?

Các tổ chức phải có một khuôn khổ cho cách họ đối phó với các cuộc tấn công mạng đã cố gắng và thành công. Một khuôn khổ được tôn trọng tốt có thể hướng dẫn bạn. Nó giải thích cách bạn có thể xác định các cuộc tấn công, bảo vệ hệ thống, phát hiện và phản ứng với các mối đe dọa cũng như phục hồi sau các cuộc tấn công thành công.

Trong quá khứ, an ninh thông tin là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả các biện pháp bảo mật vật lý được sử dụng để giữ cho chính phủ hay doanh nghiệp những thông tin quan trọng khỏi bị truy cập bởi công chúng và để bảo vệ nó chống lại thay đổi hoặc tiêu hủy. Những biện pháp này bao gồm lưu trữ tài liệu có giá trị trong tủ hồ sơ đã bị khóa hoặc két và hạn chế truy cập vật lý đến các khu vực nơi mà các tài liệu đã được lưu giữ. Với sự phổ biến của máy tính và các phương tiện truyền thông điện tử, cách truy cập dữ liệu cũ thay đổi. Khi công nghệ tiếp tục phát triển, hệ thống máy tính được kết nối với nhau để tạo thành mạng máy tính, cho phép các hệ thống chia sẻ tài nguyên, bao gồm cả dữ liệu.

Khái niệm về an ninh mạng chính thức được luật hóa và ghi nhận tại Khoản 1, Điều 2 Luật An ninh mạng, theo đó: “An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.” An ninh mạng được coi là vấn đề của tất cả các quốc gia trên thế giới xuất phát từ những đặc trưng về không gian mạng là tính xuyên biên giới.

2. Điểm Nổi bật của Luật An ninh mạng 2018

Một số điểm nổi bật của Luật An ninh mạng 2018 gồm:

Nghiêm cấm đăng tải các thông tin sai sự thật

Theo Điều 8 của Luật này, các hành vi dưới đây sẽ bị nghiêm cấm trên môi trường mạng:

  • Hành vi quy định vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội được quy định tại Điều 18.1 của Luật này;
  • Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
  • Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;
  • Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
  • Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng;
  • Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.

Doanh nghiệp nước ngoài phải lưu trữ dữ liệu người dùng tại Việt Nam

Theo Điều 26.3 Luật An ninh mạng 2018 yêu cầu:

  • Doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ;
  • Đặc biệt, các doanh nghiệp nước ngoài phải đặt văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam.

3. Trách nhiệm của doanh nghiệp

Điều 26 của Luật An ninh mạng gồm các quy định về bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng. Theo đó, các trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc chuyên trang trên mạng xã hội của cơ quan, tổ chức, cá nhân không được cung cấp, đăng tải, truyền đưa thông tin có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

Doanh nghiệp trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số; bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng; cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng.

Chậm nhất là 24 giờ kể từ thời điểm có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ TT&TT, các doanh nghiệp phải ngăn chặn việc chia sẻ thông tin, xóa bỏ các thông tin có nội dung vi phạm.

Doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam. Dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ tại Việt Nam.

4. Biện pháp xử lý hành chính

Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

  • Người dưới 18 tuổi bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải được cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý, trường hợp không có nơi cư trú ổn định thì phải ở tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em;
  • Được đi học hoặc tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề khác; tham gia các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng.

Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

  • Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
  • Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.
  • Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
  • Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 2 lần trở lên trong 6 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

5. Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính

Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên bao gồm:

  • Nhắc nhở: Nhắc nhở được thực hiện bằng lời nói, ngay tại chỗ.
  • Quản lý tại gia đình: Người chưa thành niên đang quản lý tại gia đình được đi học hoặc tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề khác; tham gia các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin chi tiết cà cụ thể về vấn đề lưu trữ dữ liệu theo luật an ninh mạng. Nếu có những câu hỏi và thắc mắc cần được giải đáp liên quan đến luật an ninh mạng nói riêng và các vấn đề pháp lý nói chung, hãy liên hệ Công ty Luật ACC để được tư vấn và hỗ trợ. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo