Lương tối thiểu là nội dung quan trọng được pháp luật điều chỉnh.Tuy nhiên, về vấn đề này, nhiều người lao động vẫn gặp khó khăn trong việc nắm rõ các quy định pháp luật. Vậy lương tối thiểu chung là gì? Lương tối thiểu chung và lương tối thiểu vùng khác nhau như thế nào? Trong bài viết này, ACC sẽ giúp bạn đọc giải đáp những vướng mắc cũng như làm rõ một số vấn đề về lương tối thiểu chung là gì.
Lương tối thiểu chung là gì?
1. Căn cứ pháp lý
Nghị Định 31/2012/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu chung.
2. Lương tối thiểu chung là gì?
Trước khi tìm hiểu khái niệm lương tối thiểu chung là gì thì chúng ta cần hiểu thế nào là lương tối thiểu.
Lương tối thiểu được quy định tại khoản 1 Điều 91 Bộ luật lao động năm 2019, cụ thể như sau:
"Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội".
Như vậy, có thể hiểu tiền lương tối thiểu chính là mức tiền lương thấp nhất đảm bảo duy trì cuộc sống ở mức tối thiểu cho người lao động. Mức tiền lương thấp nhất này mang tính bắt buộc, buộc người sử dụng lao động phải trả ít nhất là bằng chứ không được thấp hơn.
Đến với khái niệm về lương tối thiểu chung, tại Nghị Định 31/2012/NĐ-CP thì lương tối thiểu chung là gì được hiểu là: áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và người lao động làm việc ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức:
(1) Cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
(2) Đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
(3) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
3. Áp dụng mức lương tối thiểu chung là gì?
Bên cạnh việc phân tích khái niệm lương tối thiểu chung là gì, thì nội dung bạn đọc cần quan tâm tiếp theo chính là áp dụng mức lương tối thiểu chung thế nào cho đúng. Theo Điều 3 Nghị Định 31/2012/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung được dùng làm cơ sở để:
"1. Tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện một số chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và người lao động làm việc ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức quy định tại Điều 2 Nghị định này.
2. Tính trợ cấp kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2012 trở đi đối với lao động dôi dư theo Nghị định số 91/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
3. Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng tính theo lương tối thiểu chung."
4. Phân biệt lương tối thiểu chung và lương tối thiểu vùng
Phía trên chúng tôi đã phân tích về lương tối thiểu chung là gì. Để có thể so sánh với lương tối thiểu vùng thì phải hiểu lương tối thiểu vùng là gì. Theo Nghị định 103/2012/NĐ-CP thì Lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động.
Nhìn vào hai khái niệm lương tối thiểu chung và lương tối thiểu vùng, ta thấy việc thay đổi mức lương tối thiểu chung có tầm ảnh hưởng nhiều hơn đối với cuộc sống của người dân. Bởi thu nhập của Cán bộ, công chức, viên chức hiện nay phụ thuộc vào lương tối thiểu chung là chính.
Còn lương tối thiểu vùng thì thực tế hiện nay các doanh nghiệp có thuê mướn lao động chỉ dựa vào lương tối thiểu vùng để đăng ký làm thang lương, bảng lương cho người lao động. Lương tối thiểu vùng cũng là căn cứ để người lao động tham gia chế độ Bảo hiểm xã hội.
5. Những câu hỏi thường gặp
Đối tượng áp dụng?
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
- Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, bao gồm:
+ Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
+ Cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.
Mức độ ảnh hưởng?
Khi lương tối thiểu vùng tăng, chỉ người lao động đang có mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới được tăng lương.
Tăng mức đóng BHXH.
Bản chất của lương tối thiểu?
Bản chất kinh tế: là sự tác động qua lại của hai yếu tố:
Cơ sở xác đinh lương tối thiểu- mức độ tăng trưởng kinh tế
Chính sách chi ngân sách quốc giá (với khu vực công) hoặc cung cầu lao động (khu vực tư).
Đặc điểm của lương tối thiểu?
Lương tối thiểu là khoản tiền nhỏ nhất mà người lao động có thể được hưởng, vì đây là khoản tiền được xác định để lấy làm trung tâm cho sự thỏa thuận về lương chính thức của người lao động.
Như vậy, bài viết trên đây với tựa đề lương tối thiểu chung là gì của ACC đã cung cấp cho quý bạn đọc đầy đủ các thông tin về lương tối thiểu chung là gì và những thông tin liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như có bất cứ điều gì thắc mắc hay quan tâm đến lương tối thiểu chung là gì, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận