Lương là gì? (Cập nhật 2022)

Trong quan hệ lao động, khi người lao động hoàn thành một khối lượng công việc theo hợp đồng lao động thì sẽ được người sử dụng lao động trả một khoản tiền gọi là lương (tiền lương). Vậy để tìm hiểu xem lương là gì, nguyên tắc trả lương ra sao, mức lương tối thiểu được quy định như thế nào trong luật, hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC.

1. Lương là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2019 thì lương (tiền lương) là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Cũng theo quy định tại khoản 2 Điều này thì mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Ngoài ra, tại khoản 3 Điều này thì người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Tiền Lương Là Gì? Cơ Cấu, đơn Giá Và ý Nghĩa Của Tiền Lương?

2. Mức lương tối thiểu

Theo quy định tại khoản 1 Điều 91 Bộ luật Lao động năm 2019 thì mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều nay thì mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Theo quy định tại khoản 4 Điều này thì Chính phủ sẽ quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Hội đồng tiền lương quốc gia theo khoản 2 Điều 92 Bộ luật lao động năm 2019 được Thủ tướng Chính phủ thành lập và Hội đồng tiền lương quốc gia bao gồm các thành viên là đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, một số tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương và chuyên gia độc lập.

3. Nguyên tắc trả lương

Căn cứ theo Điều 94 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định nguyên tắc trả lương gồm:

- Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

- Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

4. Hình thức trả lương

Căn cứ theo Điều 96 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về hình thức trả lương như sau:

- Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.

- Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.

Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.

5. Một số câu hỏi có liên quan

Mức lương tối thiểu vùng hiện nay?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu tháng đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:

- Vùng I: 4.680.000 đồng/tháng (tăng 260.000 đồng/tháng);

- Vùng II: 4.160.000 đồng/tháng (tăng 240.000 đồng/tháng);

- Vùng III: 3.640.000 đồng/tháng (tăng 210.000 đồng/tháng);

- Vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng (tăng 180.000 đồng/tháng).

Đồng thời, quy định mới bổ sung mức lương tối thiểu giờ theo vùng như sau: Vùng I: 22.500 đồng/giờ; Vùng II: 20.000 đồng/giờ; Vùng III: 17.500 đồng/giờ; Vùng IV: 15.600 đồng/giờ.

Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP;

Kỳ hạn trả lương?

Căn cứ theo Điều 97 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về kỳ hạn trả lương như sau:

- Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.

- Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.

- Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

Qua quy định trên cho thấy với mỗi hình thức trả lương sẽ có kỳ hạn trả lương tương ứng.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết giới thiệu về hình thức giao kết hợp đồng. Nội dung bài viết có giới thiệu về giao kết hợp đồng, nguyên tắc giao kết hợp đồng và liệt kê các hình thức giao kết hợp đồng. Nếu trong quá trình tìm hiểu, quý bạn đọc còn có vấn đề thắc mắc cần được giải đáp hay có quan tâm đến các dịch vụ tư vấn do ACC cung cấp, vui lòng truy cập địa chỉ trang web sau đây: https://accgroup.vn/ để được tư vấn giải đáp thắc mắc một cách chi tiết nhất.

✅ Kiến thức: ⭕ Lương là gì
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo