Lương doanh số có phải đóng bảo hiểm không? [2023]

Lương doanh số có phải đóng bảo hiểm không? Đây là câu hỏi đang được rất nhiều người quan tâm. Vậy, hãy cùng ACC tìm hiểu về điều này thông qua bài viết dưới đây nhé.

Lương Kinh Doanh Có Phải đóng Bảo Hiểm Không

Thứ nhất, tiền lương đóng bảo hiểm xã hội:

Căn cứ quy định tại Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

“Điều 30. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội; theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được quy định như sau:

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH .

Đồng thời, Điểm a, Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau: 

“3. Các khoản bổ sung khác, ghi các khoản bổ sung mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:

a) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.”

Như vậy:

Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đến ngày 1/1/2018 là mức lương và phụ cấp lương; các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể;không bao gồm các khoản tiền thưởng:

– Mức lương, ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán; thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán. (Theo thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH).

– Phụ cấp lương: Phụ cấp lương theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

Về việc xác định chính xác đây là tiền thưởng hay là lương doanh số:

Theo quy định tại Điều 104 Bộ Luật lao động 2019 Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

Về lương doanh số thì hiện tại pháp luật chưa có một quy định cụ thể về vấn đề này. Nhưng có thể hiểu lương theo doanh số là hình thức trả lương mà thu nhập người lao động phụ thuộc vào doanh số đạt được theo mục tiêu doanh số mà công ty đó đề ra.

Do đó, đối chiếu với tình huống của bạn thì khoản tiền thưởng 1%*doanh số là lương doanh số chứ không phải tiền thưởng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, ở thời điểm hiện tại thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội chỉ bao gồm tiền lương và phụ cấp lương. Nên khoản tiền đó là tiền thưởng hay lương doanh số thì đều không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Kết luận:

Khoản tiền 1%*doanh số là lương doanh số, và không làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Như vậy, trong bài viết này, ACC đã cung cấp tới quý độc giả những thông tin cần thiết liên quan đến Lương doanh số có phải đóng bảo hiểm không? [2023]. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung bài viết hoặc các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ ngay với ACC để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhé!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo