Mức lương đóng bảo hiểm xã hội (Cập nhật năm 2023)

Mức lương đóng bảo hiểm xã hội là một vấn đề được người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội rất quan tâm, bởi lẽ nó ảnh hưởng đến mức thu nhập của họ mà họ nhận được trên thực tế. Với sự điều chỉnh mức lương tối thiểu tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP ban hành ngày 12 tháng 6 năm 2022, theo đó mức lương đóng bảo hiểm xã hội cũng có sự thay đổi đáng kể. Trong bài viết dưới đây, công ty Luật ACC sẽ cập nhật đến bạn đọc các quy định mới nhất về mức lương đóng bảo hiểm xã hội cùng với thu nhập dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội.

Lương đóng Bảo Hiểm Xã Hội

1. Thu nhập tính đóng bảo hiểm xã hội 

1.1. Thu nhập tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Theo khoản 2 Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. 

Căn cứ vào Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tiền lương tháng của người lao động được xác định như sau:

Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). 

Đối với người lao động hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.

Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được xác định là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

1.2. Thu thập tính đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, mức đóng bảo hiểm tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.

2. Mức lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

2.1. Mức lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối thiểu 

2.1.1. Quy định về mức lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối thiểu

Theo tiết 2.6 khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017 thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc phải:

  • không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
  • cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề);
  • cao hơn ít nhất 5%  so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
  • cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2.1.2. Mức lương tối thiểu vùng

Từ ngày 01/7/2022, theo Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng theo tháng được quy định như sau:

  • Vùng I là 4.680.000 đồng/tháng; 
  • Vùng II là  4.160.000 đồng/tháng; 
  • Vùng III là 3.640.000 đồng/tháng; 
  • Vùng IV là 3.250.000 đồng/tháng.

2.1.3. Mức lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cụ thể

Từ quy định về mức lương tháng tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội và mức lương tối thiểu vùng, mức lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội năm 2022 (từ ngày 01/7/2022) được xác định cụ thể trong bảng sau (đơn vị: đồng/tháng): 

Vùng Người làm việc trong điều kiện bình thường Người đã qua học nghề, đào tạo nghề Người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm Người làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Công việc giản đơn Công việc yêu cầu đã qua học nghề, đào tạo nghề Công việc giản đơn Công việc yêu cầu đã qua học nghề, đào tạo nghề
Vùng I 4.680.000 5.007.600 4.914.000 5.257.980 5.007.600 5.358.132
Vùng II 4.160.000 4.451.200 4.368.000 4.673.760 4.451.200 4.762.784
Vùng III 3.640.000 3.894.800 3.822.000 4.089.540 3.894.800 4.167.436
Vùng IV 3.250.000 3.477.500 3.412.500 3.651.375 3.477.500 3.720.925

2.2. Mức lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa

Theo khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức lương đóng bảo hiểm tối đa bằng 20 tháng mức lương cơ sở. Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì mức lương cơ sở ở thời điểm hiện tại là 1.490.000 đồng/tháng.

Như vậy, mức lương tháng cao nhất để tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 29.800.000 triệu đồng/tháng.

3. Mức lương đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì mức lương đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tối thiểu và tối đã được xác định như sau:

Theo Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, mức lương tháng thấp nhất do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; mức lương tháng cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

Căn cứ theo Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025, từ 1/1/2022 mức chuẩn nghèo của khu vực nông thôn là 1.500.000 đồng/tháng. Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì mức lương cơ sở ở thời điểm hiện tại là 1.490.000 đồng/tháng.

Như vậy, đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, mức lương tháng cao nhất là 29.800.000 đồng/tháng và mức lương tháng thấp nhất là 1.500.000 đồng/tháng.

Trên đây là các thông tin mới nhất về mức lương đóng bảo hiểm xã hội năm 2022. Mọi thắc mắc liên quan đến mức lương đóng bảo hiểm cũng như các thắc mắc khác về bảo hiểm xã hội, Quý bạn đọc có thể liên hệ công ty Luật ACC để được tư vấn cụ thể. 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo