Trong quá trình hội nhập kinh tế, hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra mạnh mẽ nhưng cũng rất phức tạp. Do đó, Hải quan Việt Nam đã tiến hành phân luồng hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát, quản lý hàng hóa ra vào lãnh thổ được dễ dàng. Trong các phân luồng, luồng đỏ hải quan cũng có vai trò và ý nghĩa quan trọng. Vậy luồng đỏ hải quan là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu sâu hơn qua bài viết dưới đây!
1. Phân luồng hải quan là gì
Phân luồng hàng hóa xuất nhập khẩu trong Hải quan (gọi tắt là phân luồng hải quan) là một công cụ, thủ tục và hình thức hữu hiệu giúp cơ quan Hải Quan Việt Nam thực hiện việc giám sát, kiểm tra và quản lý hàng hóa ra và vào lãnh thổ Việt Nam.
Hiện nay, Hải quan Việt Nam sẽ phân loại hàng hóa dưới hình thức 3 luồng: Luồng xanh, vàng và đỏ. Mỗi luồng hàng được phân loại nói lên mức độ đánh giá của cơ quan Hải quan đối với hàng hóa trong quá trình quản lý rủi ro.
2. Luồng đỏ hải quan là gì
Trường hợp cho kết quả phân luồng hải quan là đỏ thì hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ và tiến hành kiểm tra trực tiếp hàng hóa. Với các mức độ kiểm tra thực tế lô hàng dựa theo Thông tư 38/2015/TT-BTC như sau:
Kiểm tra thực tế không quá 5% lô hàng: được tiến hành nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của chủ hàng, nếu không có dấu hiệu sai phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu có thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi xác định được mức độ vi phạm.
Kiểm tra thực tế 10% lô hàng: hàng hóa thuộc diện miễn kiểm tra thực tế nhưng cơ quan hải quan qua phân tích thông tin phát hiện thấy có dấu hiệu sai phạm, tiến hành kiểm tra nếu không sai phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu có thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi xác định được mức độ vi phạm.
Kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng: đối với hàng hóa có chủ hàng nhiều lần vi phạm pháp luật về hải quan.
3. Khi nào tờ khai bị luồng đỏ
Theo cơ quan Tổng cục Hải quan, nguyên tắc phân luồng cho hàng hoá được dựa trên sự đánh giá rủi ro. Cụ thể, khi doanh nghiệp mắc phải một trong các lỗi sau đây, tờ khai sẽ lập tức bị phân luồng vàng, luồng đỏ:
- Trong quá trình khai báo thủ công, người đại diện doanh nghiệp đã khai báo sai thông tin trên tờ khai so với chứng từ, hồ sơ gốc. Thông tin về tên hàng không rõ ràng, không phù hợp với mã số hàng hoá đã đươc quy định.
- Doanh nghiệp nợ thuế, đang trong tình trạng bị cưỡng chế thuế, bị ấn định thuế.
- Doanh nghiệp thường xuyên bổ sung tờ khai, sửa thông tin tờ khai hoặc huỷ tờ khai, không tiến hành làm theo những quy định về thủ tục đối với các tờ khai đã khai báo.
Doanh nghiệp có hành vi vi phạm về:
+ Tổ chức buôn lậu, có hành vi vận chuyển hàng hoá qua biên giới trái phép.
+ Doanh nghiệp có hành vi gian lận thuế, có dấu hiệu trốn thuế.
+ Doanh nghiệp không chấp hành những quy định của cơ quan hải quan trong suốt quá trình thực hiện làm thủ tục thông quan ho lô hàng. Nộp chứng từ không đúng thời hạn yêu cầu.
+ Doanh nghiệp có hành vi đánh tráo hàng hoá đã kiểm tra với hàng chưa kiểm tra.
+ Doanh nghiệp có hành vi làm giả niêm phong hải quan, tự ý phá niêm phong hải quan khi chưa có lệnh của đơn vị hải quan.
+ Doanh nghiệp không chấp hành, không hợp tác với hải quan để cung cấp những thông tin cần thiết.
4. Ý nghĩa của việc phân luồng đỏ hải quan
Phân luồng hải quan bằng ba màu sắc xanh, vàng, đỏ khiến chúng ta liên tưởng ngày đến ba màu sắc của tín hiệu đèn giao thông. Cũng có thể hình dung việc phân luồng hàng hóa giống như việc điều tiết phương tiện giao thông trên đường. Màu xanh thì được đi, màu vàng thì đi chậm lại, màu đỏ thì dừng.
Mức độ kiểm tra và cảnh giác của cơ quan kiểm soát sẽ tăng dần từ xanh, vàng và cuối cùng luồng có mức độ kiểm soát cao nhất là luồng đỏ. Việc thông quan hàng hóa đối với luồng đỏ sẽ được giám định nghiêm ngặt hơn thông qua một số quá trình kiểm tra theo luật định.
Ngoài ra, việc phân luồng hải quan nhằm đảo đảm phù hợp yêu cầu quản lý chặt chẽ, chống buôn lậu, gian lận với tạo thuận lợi thương mại.
Trên đây là những vấn đề pháp lý liên quan đến phân luồng đỏ hải quan mà ACC muốn đem đến cho bạn. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho quý bạn đọc.
Nội dung bài viết:
Bình luận