Lương Chủ tịch nước, thủ tướng bao nhiêu tiền theo quy định?

Chủ tịch nước và thủ tướng là hai nhân vật giữ vai trò quan trọng trong bộ máy nhà nước Việt Nam. Với vị thế và vai trò quan trọng như vậy, chắc hẳn chúng ta sẽ rất tò mò về mức lương mà hai vị lãnh đạo này sẽ nhận được. Vậy lương Chủ tịch nước, thủ tướng bao nhiêu tiền theo quy định? Thắc mắc này của độc giả sẽ được ACC giải đáp thông qua bài viết dưới đây.

Lương Chủ tịch nước, thủ tướng bao nhiêu tiền theo quy định?

Lương của Chủ tịch nước, thủ tướng bao nhiêu tiền theo quy định?

1. Bộ máy nhà nước Việt Nam

Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về bộ máy nhà nước Việt Nam để có thể hiểu rõ hơn về vai trò của hai vị lãnh đạo này nhé.

Nhà nước là cơ quan nắm giữ quyền lực, chính trị của xã hội quyết định những vấn đề trọng yếu của đất nước và thực hiện điều hành, vận hành hoạt động của Nhà nước của xã hội.

Nhà nước tổ chức ra một bộ máy chính quyền nắm giữ mọi quyền lực của đất nước, thiết lập các chính sách chính trị - xã hội, ban hành pháp luật và điều tiết mọi hoạt động của đất nước.

Bộ máy Nhà nước Việt Nam bao gồm ba loại cơ quan: Cơ quan lập pháp, Cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.

- Quốc hội là cơ quan duy nhất thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước (theo Điều 69 Hiến pháp 2013)

Xem thêm: Quốc hội là gì?

- Nhóm cơ quan hành pháp bao gồm các cơ quan hành chính Nhà nước đứng là Chính phủ. Sau đó là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã, các sở, phòng, ban…

- Cơ quan tư pháp bao gồm các cơ quan xét xử và các cơ quan kiểm sát.

Sơ đồ bộ máy nhà nước Việt Nam

Sơ đồ bộ máy nhà nước Việt Nam

2. Nhiệm vụ quyền hạn của chủ tịch nước

Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (gọi tắt: Chủ tịch nước) là nguyên thủ quốc gia của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam, thay mặt nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

 

3. Nhiệm vụ quyền hạn của Thủ tướng chính phủ

“Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.” Khoản 2 Điều 95 Hiến Pháp 2013

Xem thêm: Hiến pháp là gì? 

4. Lương Chủ tịch nước, thủ tướng bao nhiêu tiền theo quy định?

Lẽ ra, mức lương cơ sở được tăng lên 1,6 triệu đồng từ 1/7/2020 nhưng do tác động của dịch Covid-19 nên Quốc hội đã đồng ý với đề xuất của Chính phủ hoãn tăng lương cơ sở và giữ nguyên mức lương 1,49 triệu đồng từ ngày 1/7/2019 cho đến nay.

Với mức lương này áp vào bảng lương chức vụ theo Nghị quyết 730/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XI, lương của các chức danh lãnh đạo, kể cả lãnh đạo cấp cao không vượt quá 20 triệu đồng.

4.1. Lương của Chủ tịch nước

Chủ tịch nước thuộc vào cán bộ lãnh đạo cấp cao, nên áp dụng công thức tính lương là: 1.490.000 đồng x hệ số lương được quy định theo ngạch
Theo đó hệ số lương hiện tại có chức vụ Chủ tịch nước là 13 thì mức lương của Thủ tướng Chính Phủ Việt Nam là: 13 x 1.490.000 =19,370,000 đồng

4.2. Lương của thủ tướng chính phủ

Thủ tướng Chính Phủ thuộc vào cán bộ lãnh đạo cấp cao, nên áp dụng công thức tính lương là: 1.490.000 đồng x hệ số lương được quy định theo ngạch
Theo đó hệ số lương hiện tại có chức vụ Thủ tướng Chính phủ là 12,5  thì mức lương của Thủ tướng Chính Phủ Việt Nam là: 12,5 x 1.490.000 = 18.600.000 đồng

Như vậy, để tính được mức lương của Chủ tịch nước hay Thủ tướng chính phủ. Chúng ta chỉ cần lấy hệ số lương nhân với mức lương cơ sở.

5. Các câu hỏi thường gặp

Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch nước quyền hạn ai cao hơn?

Từ các quy định của pháp luật, cho thấy hai chức danh này có chức năng và quyền hạn khác nhau. Mỗi chức danh pháp luật trao cho một quyền hạn riêng không gây chồng lấn xung đột lẫn nhau.

Chủ tịch nước đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước về đối nội lẫn đối ngoại. Còn Thủ tướng Chính phủ thì đứng đầu hệ thống các cơ quan hành pháp. Do đó, không thể so sánh được chức danh nào có quyền lực cao hơn.

Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước là bao nhiêu lâu?

Theo Hiến pháp năm 2013 – Điều 88: "Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước". Nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội là 5 năm. Do đó nhiệm kỳ của Chủ tịch nước cũng là 5 năm.

Nhiệm kỳ của Thủ tướng chính phủ?

Nhiệm kì của Thủ tướng Chính phủ theo nhiệm kì của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là 5 năm.

Quốc hội có bao nhiêu đại biểu?

Số lượng Đại biểu không cố định cho mỗi kỳ Quốc hội. Trong lần bầu cử gần đây nhất năm 2021, Quốc hội Việt Nam khóa XV có tổng cộng 499 Đại biểu.

Như vậy, thắc mắc Lương Chủ tịch nước, thủ tướng bao nhiêu tiền theo quy định? đã được ACC giải đáp thông qua bài viết này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào các bạn có thể bình luận phía bên dưới ACC sẽ tiến hành giải đáp cho các bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo