Luật thương mại quốc tế là gì? Đặt điểm mới nhất [Cập nhật 2024]

Ngày nay, khi quá trình hội nhập quốc tế ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn thì các hoạt động giao lưu giữa các quốc gia trên thế giới cũng được tiến hành nhộn nhịp hơn. Trong số đó, hoạt động luật thương mại quốc tế là gì là một trong số những biểu hiện rõ rệt nhất của quá trình hội nhập đó. Vậy luật thương mại quốc tế là gì? Những vấn đề pháp lý quan trọng có liên quan đến vấn đề này được quy định như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Luật thương mại quốc tế là gì
Luật thương mại quốc tế là gì

1. Khái niệm Luật thương mại quốc tế là gì?

Định nghĩa Luật thương mại quốc tế là gì được giải thích bởi khoa học pháp lý như sau: 

- Luật thương mại quốc tế là hệ thống được xây dựng bởi tất cả các nguyên tắc cơ bản và các quy phạm pháp luật được sử dụng để điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong hoạt động thương mại quốc tế.

- Các chủ thể đó bao gồm:

+ Chủ thể là cá nhân: Để trở thành chủ thể của luật thương mại quốc tế, cá nhân phải có đầy đủ các đặc điểm của thương nhân và có đầy đủ các điều kiện để trở thành một bên của giao dịch thương mại quốc tế.

+ Chủ thể là pháp nhân: Tại Khoản 1.2, Điều 6, Luật thương mại năm 2005 quy định, thương nhân dưới hình thức là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp sẽ có quyền thực hiện các hoạt động thương mại tự do.

+ Chủ thể là quốc gia: Các quốc gia trở thành chủ thể của Luật thương mại quốc tế trong 02 trường hợp sau:

  • Kí kết, tham gia các điều ước quốc tế thương mại
  • Tham gia các giao dịch thương mại

2. Các nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại quốc tế

Luật thương mại quốc tế là gì bao gồm các nguyên tắc cơ bản dưới đây:

Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc

- Nguyên tắc này được hiểu là một nước sẽ dành cho nước đối tác những ưu đãi có lợi nhất mà nước đó đang và sẽ dành cho các nước thứ ba trong tương lai. Đây là một nguyên tắc được thực hiện để nhằm mục đích ngày càng mở rộng tự do hóa thương mại.

- Trên thực tế, nguyên tắc này thương được áp dụng kèm theo các điều kiện dựa trên sự thỏa thuận giữa các quốc gia và các bên.

Nguyên tắc đối xử quốc gia

- Nguyên tắc này là một nước sẽ dành cho các sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp của nước khác những ưu đãi không kém hơn so với ưu đãi mà nước đó đang và sẽ dành cho sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp của nước mình.

- Nguyên tắc này được áp dụng để đảm bảo rằng các sản phẩm, dịch vụ hay nhà cung cấp của nước ngoài sẽ không bị phân biệt đối xử với trong nước. Như: thuế, lệ phí, điều kiện kinh doanh.

Nguyên tắc mở cửa thị trường (tiếp cận thị trường)

- Nguyên tắc này yêu cầu các nước phải cam kết và thực hiện xây dựng, hiện thực hóa lộ trình mở cửa thị trường đối với các hàng hóa, dịch vụ và đầu tư nước ngoài.

- Nguyên tắc này được thực hiện nhằm hướng đến tự do hóa và mở rộng thương mại quốc tế.

3. Nội dung điều chỉnh của Luật thương mại quốc tế

Dựa vào những chủ thể tham gia quan hệ thương mại Luật quốc tế là gì mà quy định về nội dung điều chỉnh bao gồm: 

- Luật thương mại quốc tế giữa các quốc gia: Gồm các nội dung chính sau:

+ Vấn đề bảo vệ môi trường

+ Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế giữa các quốc gia: Trong khuôn khổ của WTO và giữa các quốc gia không trong khuôn khổ của WTO.

- Luật thương mại quốc tế giữa các thương nhân: Trong đó, bao gồm các nội dung chính sau:

+ Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

+ Pháp luật về thanh toán đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 

+ Vận tải quốc tế: đường biển, đường bộ, đường sắt, đa phương thức.

+ Bảo hiểm hàng hóa bằng vận tải đường biển quốc tế

+ Phương thức giải quyết tranh chấp: khiếu nại, hòa giải, tòa án, trọng tài thương mại.

4. Những câu hỏi thường gặp.

4.1. Ngành luật thương mại quốc tế là gì?

Kinh tế là xương sống của tất cả các quốc gia trên thế giới, do đó, việc giao lưu thương mại quốc tế luôn được các nước chú trọng đầu tư. Đó cũng là lý do luật thương mại quốc tế bắt đầu trở thành một ngành học cụ thể và đang được đầu tư nghiên cứu ở nhiều trường đại học trên thế giới.

Ngành luật thương mại quốc tế được biết đến là một chuyên ngành của Luật kinh tế. Ngành luật thương mại quốc tế cung cấp những kiến thức cốt lõi về các nguyên tắc, tiêu chuẩn trong các hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ và bảo hiểm quốc tế. Luật thương mại quốc tế hướng đến điều chỉnh hai mối quan hệ chính: các mối quan hệ thương mại được phát sinh giữa các quốc gia và các mối quan hệ thương mại được phát sinh giữa các chủ thể ở 2 quốc gia khác nhau. 

Dựa trên các nguyên tắc trong luật thương mại quốc tế, các quốc gia và công ty, doanh nghiệp ở quốc gia đó sẽ có cơ sở vững chắc để tiến hành các hoạt động giao lưu buôn bán nhằm thu về nguồn lợi nhuận hợp pháp. Mặt khác, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, việc mở rộng hợp tác với các đối tác nước ngoài đang được đặc biệt chú trọng hơn cả. Kéo theo đó, Ngành luật thương mại quốc tế cũng được các nước, các trường đại học nghiên cứu và đào tạo kỹ lưỡng nhằm tạo ra nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng chuyên môn cao, có khả năng xử lý tốt các vấn đề liên quan đến quan hệ thương mại giữa các quốc gia.

4.2. Nguyên tắc của luật thương mại quốc tế là gì?

Luật thương mại quốc tế bao gồm hai nguyên tắc chính:

●    Nguyên tắc đối xử quốc gia: Nguyên tắc này thiết lập tính công bằng khi trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia đồng thời đề cao quyền sở hữu trí tuệ, bằng sáng chế khi nhập khẩu hàng hóa.
●    Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN): Các nguyên tắc MFN nhấn mạnh đến việc đảm bảo rằng khi một thành viên WTO hạ thấp hàng rào thương mại hay mở cửa thị trường thì phải đối xử như nhau với các dịch vụ và hàng hóa từ tất cả các nước thành viên WTO, không được thiên vị hay phân biệt quy mô nền kinh tế của một quốc gia nào khác. 

4.3. Chủ thể của pháp nhân trong thương mại quốc tế?

Pháp nhân là tổ chức được nhà nước thành lập hoặc công nhận khi hội đủ các diều kiện pháp lí theo quy định của pháp luật. Pháp nhân với tư cách là chủ thể trong quan hệ thương mại nói chung và trong quan hệ thương mại quốc tế nói riêng được tồn tại dưới nhiều hình thức như công ty, hãng kinh doanh... Theo quy định của pháp luật nhiều nước trên thế giới, pháp nhân với tư cách chủ thể của quan hệ thương mại nói chung và thương mại quốc tế nói riêng được gọi là thương nhân. Các tiêu chuẩn pháp lí dể xác định tư cách thương nhân của pháp nhân được quy định trong luật thương mại của các nước.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thương nhân là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp và có quyền hoạt động trong phạm vi ngành nghề tại các địa bàn, dưới các hình thức, bằng các phương thức mà pháp luật không cấm (khoản 1.2 Điều 6 luật thương mại năm 2005).

Trên nguyên tắc tự do kinh doanh trong thương mại quốc tế, pháp luật của hầu hết các nước cho phép mọi pháp nhân là thương nhân khi có đầy đủ điều kiện tham gia hoạt động thương mại trong nước thì cũng được phép tham gia hoạt động thương mại quốc tế. Tuy nhiên, do tính quan trọng và phức tạp của hoạt động thương mại quốc tế mà pháp luật cùa một số nước còn đưa ra một số điều kiện bổ sung để xác định tư cách chủ thể đối với loại thương nhân này.

4.4. Cơ hội việc làm cho sinh viên Ngành luật thương mại quốc tế?

Cử nhân Ngành luật thương mại quốc tế sẽ có cơ hội làm việc ở các lĩnh vực chuyên môn sau đây:

●    Nhân viên tư vấn luật và cung cấp dịch vụ pháp lý tại các cơ quan luật, cơ quan Nhà nước.
●    Nhân viên tư vấn luật tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức ở Việt Nam nhưng phát triển thị trường kinh doanh ở nước ngoài hoặc ngược lại, tư vấn cho các doanh nghiệp nước ngoài có trụ sở, chi nhánh tại Việt Nam.
●    Làm việc hoặc nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu về Nhà nước và Pháp luật, Viện Kinh tế.
●    Có cơ hội giảng dạy luật thương mại quốc tế, luật kinh tế tại các trường đào tạo ngành luật trên cả nước.
Ngoài các công việc chuyên môn, Cử nhân Ngành luật thương mại quốc tế cũng có thể làm việc trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu do đã có kiến thức cả về kinh tế lẫn Luật kinh tế.

Trên đây là những nội dung chính liên quan đến Luật thương mại quốc tế là gì do Công ty luật ACC phân tích và tổng hợp để gửi đến bạn đọc. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc có cái nhìn khái quát hơn về vấn đề pháp lý này. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn đọc còn có những vướng mắc về bất kỳ lĩnh vực pháp lý nào để được tư vấn nhiều hơn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo