Thương mại điện tử (hay thương mại trực tuyến) bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến Văn bản hợp nhất 14/VBHN-BCT năm 2021 hợp nhất Nghị định về thương mại điện tử do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành.
Căn cứ pháp lý
Văn bản hợp nhất 14/VBHN-BCT năm 2021 hợp nhất Nghị định về thương mại điện tử do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
1. Tình trạng pháp lý.
Số hiệu văn bản | 14/VBHN-BCT | Ngày ban hành | 19/11/2021 |
Loại văn bản | Văn bản hợp nhất | Ngày có hiệu lực | 19/11/2021 |
Cơ quan ban hành | Bộ công thương | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Người ký | Nguyễn Hồng Diên |
2. Tóm tắt nội dung.
- Nghị định này quy định về việc phát triển, ứng dụng và quản lý hoạt động thương mại điện tử. Hoạt động thương mại điện tử thực hiện theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan, trừ quy định tại khoản 2 Điều này.
- Hoạt động thương mại điện tử trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, xổ số; mua bán, trao đổi tiền, vàng, ngoại hối và các phương tiện thanh toán khác; dịch vụ đặt cược hoặc trò chơi có thưởng; dịch vụ phân phối, phát hành sản phẩm nội dung thông tin số, dịch vụ phát thanh, truyền hình đã được quy định tại pháp luật chuyên ngành không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
3. Tải Văn bản hợp nhất 14/VBHN-BCT năm 2021 hợp nhất Nghị định về thương mại điện tử do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành.
Khách hàng có thể tham khảo và tải toàn văn văn bản hợp nhất tại đây.
4. Thương mại điện tử là gì ?
Theo giải thích của WHO về thương mại điện tử là gì như sau:
Thương mại điện tử (hay thương mại trực tuyến) bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet
Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005, hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Trong khi đó, khoản 1 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định, hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.
Như vậy, TMĐT bản chất vẫn là hoạt động mua bán hàng hoá nhưng thay vì diễn ra trực tiếp thông qua hành vi của các cá nhân, tổ chức thì sẽ diễn ra trên mỗi trường Internet trên các nền tảng là các website bán hàng, mạng viễn thông được đăng ký theo quy định của pháp luật.
5. Thương mại điện tử tiếng anh là gì ?
Theo đó, thương mại điện tử trong tiếng Anh được hiểu là Electronic Commerce, viết tắt là Ecommerce, E-comm hay EC.
6. Các loại hình thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam hiện nay.
Căn cứ Điều 25 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, hoạt động thương mại điện tử gồm các hình thức cơ bản sau đây:
- Website thương mại điện tử.
- Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử gồm: Sàn giao dịch thương mại điện tử, website đấu giá trực tuyến, website khuyến mại trực tuyến và các loại website khác.
7. Tác động của thương mại điện tử tới thị trường.
7.1 Tác động tích cực
Thương mại điện tử tác động rất nhiều theo hướng tích cực đến người bán và người mua. Ngoài ra, với các khía cạnh khác, thương mại điện tử cũng có nhiều tác động tích cực như:
- Với xã hội: Tạo ra môi trường làm việc, mua sắm từ xa, nâng cao mức sống do hàng hoá nhiều, giá mua bán cũng giảm vì giảm thiếu nhiều chi phí…
- Với các dịch vụ công: Việc thực hiện các dịch vụ công như y tế, giáo dục, chính phủ điện tử… được thực hiện qua môi trường mạng giúp giảm thời gian giải quyết, yêu cầu chi phí thấp… qua đó khiến các dịch vụ này diễn ra một cách thuận tiện, tiếp cận gần hơn với người dân.
7.2 Tác động tiêu cực
Bên cạnh tác động tích cực thì thương mại điện tử cũng không thiếu tác động tiêu cực. Trong đó có thể kể đến hạn chế về kỹ thuật, đường truyền mạng kém kéo theo đó sẽ dẫn đến tốc độ mua hàng và các hoạt động khác trên mạng không đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng.
Ngoài ra, không gian mạng cũng là môi trường khiến nhiều đối tượng lợi dụng để thực hiện các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản… bởi chưa có tiêu chuẩn quốc về chất lượng, độ tin cậy cũng như chưa có nhiều chế tài cụ thể về các hành vi vi phạm trên môi trường mạng.
Do đó, thực tế tại Việt Nam cho thấy, có rất nhiều đối tượng lợi dụng các sàn giao dịch thương mại cũng như website thương mại điện tử để lừa đảo, mạo danh lừa đảo, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác.
Ngoài ra, đối với các đơn hàng được thực hiện thông qua thương mại điện tử, việc giao tiếp giữa các bên (bên bán, bên mua, bên giao hàng) trong nhiều trường hợp còn chưa chặt chẽ.
Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Văn bản hợp nhất 14/VBHN-BCT năm 2021 hợp nhất Nghị định về thương mại điện tử do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải.
Nội dung bài viết:
Bình luận