Thương mại điện tử ngày càng phổ biến đối với hoạt động kinh doanh. Việc hiểu biết các quy định pháp luật về thương mại điện tử là vô cùng cần thiết đối với doanh nghiệp kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoạt động thương mại điện tử đúng quy định pháp luật, hạn chế rủi ro pháp lý. Do đó để tìm hiểu rõ hơn về thương mại điện tử, mời các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây Công ty Luật ACC về Pháp luật về thương mại điện tử.
1. Căn cứ pháp lý
- Luật mẫu của UNCITRAL về thương mại điện tử;
- Bộ luật Dân sự năm 2015;
- Luật Thương mại năm 2005;
- Luật Giao dịch điện tử năm 2005.
- Luật Công nghệ thông tin năm 2006
- Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử
2. Thương mại điện tử là gì?
Theo giải thíc của WHO về thương mại điện tử như sau:
“Thương mại điện tử (hay thương mại trực tuyến) bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet”.
Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005, hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Trong khi đó, khoản 1 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định, hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.
Như vậy, thương mại điện tử bản chất vẫn là hoạt động mua bán hàng hoá nhưng thay vì diễn ra trực tiếp thông qua hành vi của các cá nhân, tổ chức thì sẽ diễn ra trên mỗi trường Internet trên các nền tảng là các website bán hàng, mạng viễn thông được đăng ký theo quy định của pháp luật.
3. Pháp luật về thương mại điện tử là gì?
Pháp luật về thương mại điện tử là tổng thể các quy phạm pháp luật có tính bắt buộc chung. Hệ thống các quy tắc xử sự này có mối liên hệ nội tại mật thiết với nhau. Nội dung quy định và điều chỉnh được thể hiện trong các văn bản qui phạm pháp luật. Điều chỉnh một lĩnh vực cụ thể, hệ thống quy phạm do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Hệ thống quy tắc này hướng đến mục đích điều chỉnh các quan hệ liên quan đến hoạt động thương mại dịch vụ.
Về bản chất pháp luật thương mại điện tử được hiểu là hệ thống các quy định pháp luật. Theo đó, có hoạt động thương mại diễn ra, bao gồm các hoạt động thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ. Với đối tượng là hàng hóa tham gia vào các giao dịch điện tử. Có thể hiểu đây là hoạt động trên các nền tảng mạng, không diễn ra các mua bán và trao đổi hàng hóa trực tiếp. Hoạt động này có sự tham gia của các bên có nhu cầu giao dịch và cả các bên trung gian.
Tính chất của hoạt động mua bán này cũng trở nên phức tạp và đặc thù hơn. Để đảm bảo quyền cũng như ràng buộc nghĩa vụ của các bên liên quan mà Pháp luật thương mại điện tử ra đời. Nhờ có hệ thống quy định này mà phát huy được lợi ích trong hoạt động thương mại điện tử nói riêng. Và quản lý môi trường không gian mạng nói chung. Vì lẽ đó, việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử cần đặc biệt quan tâm trong thời gian tới.
4. Đặc điểm của pháp luật thương mại điện tử
Pháp luật Thương mại điện tử mang những đặc điểm chung của một hệ thống pháp luật. Đó một ngành luật là có tính quy phạm cụ thể, có tính quy phạm phổ biến, có tính cưỡng chế và chặt chẽ về nội dung, hình thức. Ngoài ra, còn có những đặc điểm riêng biệt. Đặc điểm này xuất phát từ đặc thù hoạt động thương mại điện tử như sau:
- Pháp luật về thương mại điện tử có sự kết hợp các quy phạm truyền thống với quy phạm hiện đại.
Các quy định của Pháp luật thương mại điện tử được thiết kế, xây dựng, ban hành hướng đến điều chỉnh những mối quan hệ sau:
+ Yếu tố thương mại, hành vi thương mại, hoạt động thương mại diễn ra trên môi trường mạng.
+ Các hành vi ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin, công nghệ cao.
+ Hành vi sử dụng các phương tiện điện tử, thiết bị số để thực hiện hoạt động thương mại.
- Pháp luật thương mại điện tử liên quan tới nhiều ngành luật khác: Thương mại điện tử là lĩnh vực mới, có sự giao thoa nhiều ngành nghề khác. Do đó, nội dung pháp luật sẽ bao gồm cả những quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực, ngành Luật khác. Kể đến như: thương mại, công nghệ thông tin, giao dịch điện tử, ngân hàng, quảng cáo, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thuế…
- Pháp luật cần bao quát, cụ thể để kịp thời điều chỉnh so với tốc độ phát triển của công nghệ.
- Có sự phức tạp hơn rất nhiều so với Pháp luật thương mại truyền thống.
Pháp luật về thương mại điện tử được thực thi chủ yếu trên môi trường mạng. Cần quy định chặt chẽ tránh sơ hở để kẻ xấu lợi dụng. Bao gồm các quy định trong:
+ Hành vi được xác định là hành vi giao kết, giao dịch điện tử.
+ Quy định việc trưng bày, giới thiệu, quảng cáo hàng hóa, dịch vụ trực tuyến nhằm mục đích quản lý.
+ Quy định việc thanh toán, thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước.
+ Thu thập chứng cứ điện tử, tạo thuận lợi trong công tác xử lý vi phạm…
5. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật về thương mại điện tử
Các nhóm đối tượng được điều chỉnh bao gồm:
- Quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực thương mại điện tử
- Hoặc các quan hệ xã hội có liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử.
6. Vai trò của pháp luật thương mại điện tử
Một số vai trò phải kể đến của Pháp luật Thương mại điện tử như:
- Thúc đẩy phát triển hình thức thương mại có tiền năng. Nhà nước ban hành pháp luật tạo cơ sở pháp lý tiền đề.
- Góp phần thúc đẩy hoàn thiện pháp luật.
- Góp phần nâng cao sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, thúc đẩy hội nhập quốc tế.
Trên đây là tất cả thông tin về Pháp luật về thương mại điện tử mà Công ty Luật ACC cung cấp tới các bạn đọc giả. Nếu các bạn đọc giả còn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hoặc những vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ luật sư và các tác giả. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của các bạn đọc. Trân trọng!
Nội dung bài viết:
Bình luận