Lĩnh vực ngoại giao có lẽ là lĩnh vực trọng yếu của đất nước nếu muốn phát triển kinh tế quốc tế và hội nhập quốc tế. Vì vậy mà ngày 13 tháng 11 năm 2020, Quốc hội khóa 14 đã ban hành Luật Thỏa thuận quốc tế số 70/2020/QH14 để quy định về những vấn đề liên quan đến ngành ngoại giao. Do đó, để tìm hiểu rõ hơn về Luật thỏa thuận quốc tế 2020 số 70/2020/QH14 mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.
1. Giới thiệu về Luật thỏa thuận quốc tế 2020
Ngày 13 tháng 11 năm 2020, Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 10 đã thông qua Luật thỏa thuận quốc tế số 70/2020/QH14.
Thuộc tính cơ bản của Luật thỏa thuận quốc tế 2020:
Số ký hiệu | 70/2020/QH14 | Ngày ban hành | 13/11/2020 |
Loại văn bản | Luật | Ngày có hiệu lực | 01/07/2021 |
Nguồn thu thập | Ngày đăng công báo | ... | |
Ngành | Ngoại giao | Lĩnh vực | |
Cơ quan ban hành/ Chức danh / Người ký | Quốc hội | Nữ Chủ tịch quốc hội | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Phạm vi | Toàn quốc |
Nội dung cơ bản của Luật thỏa thuận quốc tế 2020 gồm 07 chương và 52 Điều:
- Chương I: Những quy định chung
- Chương II: Ký kết thỏa thuận quốc tế. Trong đó bao gồm 10 mục quy định chi tiết.
- Chương III: Hiệu lực sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế
- Chương IV: Trình tự, thủ tục rút gọn
- Chương V: Thực hiện thỏa thuận quốc tế
- Chương VI: Trách nhiệm của cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan nhà nước cấp tỉnh và cơ quan trung ương của tổ chức, cơ quan cấp tỉnh của tổ chức, cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại của tổ chức, kinh phí ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
- Chương VII: Điều khoản thi hành
2. Nội dung của Luật thỏa thuận quốc tế 2020
Được ký thỏa thuận quốc tế với cá nhân nước ngoài từ 01/7/2021 là quy định mới tại Luật Thoả thuận quốc tế 2020 được Quốc hội khoá XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 13/11/2020.
Theo đó, thỏa thuận quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản về hợp tác quốc tế giữa bên ký kết Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, không làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Việt Nam theo pháp luật quốc tế.
Trong đó:
- Bên ký kết nước ngoài gồm:
Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài, tổ chức quốc tế, cá nhân nước ngoài.
(Hiện hành Điều 3 Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế 2007 không có quy định về cá nhân nước ngoài).
- Bên ký kết Việt Nam bao gồm:
+ Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ;
+ Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Kiểm toán nhà nước;
+ Văn phòng Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
+ Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
+ Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh...
Như vậy, theo quy định mới thì thỏa thuận quốc tế có thể được ký kết giữa bên ký kết Việt Nam và cá nhân nước ngoài.
Xem chi tiết nội dung Luật thỏa thuận quốc tế 2020 số 70/2020/QH14: Tại đây!
3. Hiệu lực của Luật thỏa thuận quốc tế 2020
- Luật thỏa thuận quốc tế 2020 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2021.
- Tình trạng hiệu lực: Hiện nay, Luật thỏa thuận quốc tế 2020 đã hết hiệu lực một phần.
Trên đây là tất cả thông tin về Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 số 70/2020/QH14 mà ACC cung cấp tới các bạn đọc giả. Nếu Quý đọc giả có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ tác giả. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc. Trân trọng!
Nội dung bài viết:
Bình luận