Ngày 14 tháng 06 năm 2005, Quốc hội ban hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật thi đua, khen thưởng số 47/2005/QH11. Luật là cơ sở pháp lý quan trọng để tăng cường công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng bằng pháp luật, là cơ sở cho việc nghiên cứu, hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng. Luật quy định rõ thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp, các ngành và lãnh đạo từ trung ương đến địa phương, góp phần nâng cao trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị đối với công tác thi đua, khen thưởng trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên cơ sở các quy định của Luật, công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng được tăng cường. Công tác thi đua, khen thưởng dần đi vào nề nếp, các phong trào thi đua đã thực sự góp phần vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của các bộ, ngành, địa phương. Bài viết dưới đây của ACC về Luật Thi đua, Khen thưởng 2005 sửa đổi 47/2005/QH11 hi vọng đem lại nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.
Luật Thi đua, Khen thưởng 2005 sửa đổi 47/2005/QH11
I. Nội dung văn bản
QUỐC HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 47/2005/QH11 |
Hà Nội, ngày 14 tháng 6 năm 2005 |
LUẬT
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 47/2005/QH11 NGÀY 14 THÁNG 6 NĂM 2005
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003.
Điều 1: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng:
1. Điều 58 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 58
1. Danh hiệu vinh dự nhà nước để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, tặng cho tập thể có những đóng góp đặc biệt xuất sắc vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Danh hiệu vinh dự nhà nước gồm:
a) “Tỉnh Anh hùng”, “Thành phố Anh hùng”;
b) “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” ;
c) “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”;
đ) “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”;
e) “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”;
g) “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”;
h) “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”.”
2. Bổ sung Điều 58a vào sau Điều 58 như sau:
“Điều 58a
Danh hiệu “Tỉnh Anh hùng”, “Thành phố Anh hùng” để tặng cho tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đạt các tiêu chuẩn sau:
1. Có thành tích đặc biệt xuất sắc và toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; đóng góp to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
2. Năng động, sáng tạo, xứng đáng là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học, công nghệ, là động lực thúc đẩy sự phát triển của khu vực và cả nước trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
3. Tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể đoàn kết, trong sạch, vững mạnh;
4. Đã được tặng thưởng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” và danh hiệu “Anh hùng Lao động”.”
Điều 2: Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005.
Nguyễn Văn An (Đã ký) |
II. Những bất cập của Luật thi đua khen thưởng 2003
Về công tác thi đua, Luật xây dựng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng chưa phù hợp ở các cấp, nhất là ở cấp cơ sở; đặc biệt chưa có những quy định rng bàuộc chặt chẽ, có hệ thống để tạo ra mô hình khen thưởng theo hình chóp (càng hình thức khen thưởng cao, số lượng càng ít); một số quy định về thẩm quyền xét tặng danh hiệu thi đua và khen thưởng còn thể hiện sự bất cập, không hợp lý dẫn đến xu hướng dồn lên các hình thức khen thưởng cấp bộ và cấp Nhà nước. Khen thưởng nhiều cho cán bộ lãnh đạo, quản lý; khen thưởng tập thể nhỏ và lao động trực tiếp còn hạn chế.
Tổ chức chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua chưa đồng đều ở các vùng miền, ngành nghề, lĩnh vực. Ở một số nơi, phong trào thi đua còn hình thức, chưa tạo được động lực từ cơ sở, quần chúng nhân dân; hiệu quả, tác dụng của các phong trào thi đua còn chưa cao, chưa gắn kết với thực hiện nhiệm vụ chính trị; nội dung, tiêu chí thi đua chưa cụ thể và gắn với lợi ích của người lao động. Một số bộ, ngành, địa phương công tác khen thưởng chưa bám sát các phong trào thi đua, chưa lấy kết quả phong trào thi đua làm căn cứ, cơ sở để khen thưởng nên tác dụng khen thưởng còn hạn chế; một số trường hợp còn thiếu chính xác, nể nang, cào bằng, có trường hợp báo cáo không trung thực, chạy theo thành tích; cá biệt còn có tập thể, cá nhân được khen thưởng, nhưng thành tích chưa tiêu biểu, chưa có sức lan tỏa…
Về công tác khen thưởng, Luật có đối tượng điều chỉnh rộng, liên quan đến cả hệ thống chính trị, các cơ quan nhà nước, nhưng điều kiện, tiêu chuẩn khen thưởng chủ yếu tập trung vào đội ngũ là cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; cán bộ lãnh đạo, quản lý hoạt động, công tác qua các thời kỳ; chưa bao quát, cụ thể đối tượng đông đảo quần chúng trong cả nước (công nhân, nông dân, trí thức…). Một số quy định về tiêu chuẩn chưa cụ thể, còn định tính, phải điều chỉnh bằng nghị định, thông tư và các văn bản hướng dẫn; do đó các văn bản quy phạm thường xuyên phải được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp thực tiễn. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013 đã có quy định điều kiện, tiêu chuẩn để khen thưởng cho nông dân, người lao động trực tiếp; nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện còn có những khó khăn, vướng mắc, dẫn đến khen thưởng chưa kịp thời.
Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Luật Thi đua, Khen thưởng 2005 sửa đổi 47/2005/QH11. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Luật Thi đua, Khen thưởng 2005 sửa đổi 47/2005/QH11, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.
Nội dung bài viết:
Bình luận