Dịch vụ luật sư tư vấn hợp đồng thuê nhà tại ACC Group

Hợp đồng thuê nhà thuộc quyền sở hữu chung là hợp đồng phổ biến trong đời sống. Mục đích của việc thuê nhà có thể là để ở hoặc để kinh doanh, tuy nhiên dù là với mục đích gì thì hợp đồng thuê nhà vẫn cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật để tránh gây ra những tranh chấp, thiệt hại đáng tiếc. Bài viết này sẽ cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin cần thiết về Dịch vụ luật sư tư vấn hợp đồng thuê nhà tại ACC Group. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi.

Cong Chung Hop Dong Thue Nha

Dịch vụ luật sư tư vấn hợp đồng thuê nhà tại ACC Group

1. Khái quát chung về dịch vụ luật sư tư vấn hợp đồng thuê nhà

Hợp đồng, theo định nghĩa tại Điều 385 Bộ Luật dân sự 2015 (BLDS 2015), là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hiểu một cách đơn giản thì hợp đồng là sự thống nhất về mặt ý chí giữa các bên về việc thực hiện hay không thực hiện một công việc hoặc chuyển giao tài sản cho bên kia.

Như vậy, hợp đồng thuê nhà là sự thống nhất về mặt ý chí giữa bên thuê và bên cho thuê nhằm chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng và đôi khi là cả quyền định đoạt quyền sử dụng sang cho bên thuê.

Khi giao kết hợp đồng thuê nhà, nhất là với trường hợp thuê nhà thuộc sở hữu chung của hộ gia đình hay thuê những căn nhà hình thành trong tương lai làm văn phòng, luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và cần tới sự giúp đỡ của luật sư tư vấn cho thuê nhà.

Đội ngũ luật sư tư vấn hợp đồng cho thuê nhà của ACC sẽ cung cấp cho Quý khách hàng bao gồm, nhưng không hạn chế các dịch vụ sau:

  •       Tư vấn đàm phán hợp đồng thuê nhà;
  •       Tư vấn soạn thảo hợp đồng cho thuê nhà;
  •       Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thuê nhà.

2. Các vấn đề lớn mà luật sư tư vấn hợp đồng thuê nhà lưu ý tới Quý khách hàng

Như đã đề cập ở trên, các hợp đồng thuê nhà hay thuê mặt bằng luôn cần tới dịch vụ tư vấn luật thuê nhà bởi các giao dịch này có cơ cấu tương đối phức tạp, nhiều rủi ro và dễ xảy ra tranh chấp không đáng có.

2.1. Luật sư tư vấn hợp đồng thuê nhà bảo đảm hiệu lực pháp lý của hợp đồng

Trước khi nghĩ tới việc phòng tránh các rủi ro pháp lý, một hợp đồng cần phải có hiệu lực pháp luật để ràng buộc trách nhiệm của bên thuê và bên cho thuê.

Về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, BLDS 2015 quy định như sau: Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

  •       Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  •       Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
  •       Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Hơn nữa, trong trường hợp pháp luật có quy định, thì hợp đồng phải đáp ứng được điều kiện về mặt hình thức thì mới có hiệu lực pháp lý. Theo quy định tại khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014, hợp đồng thuê nhà phải bằng văn bản, nhưng không bắt buộc công chứng hay chứng thực. Cụ thể:

Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Cụ thể hơn, hợp đồng thuê nhà không được rơi vào các trường hợp vô hiệu theo quy định tại các Điều:

  •       Điều 123, giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội ;
  •       Điều 124, giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo;
  •       Điều 125, giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện;
  •       Điều 126, giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn;
  •       Điều 127,giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
  •       Điều 128, giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình;
  •       Điều 129, giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức.

Để bảo đảm được các yêu cầu trên, Quý khách hàng có thể ủy quyền giao kết hợp đồng thuê nhà cho ACC.

2.2. Luật sư tư vấn hợp đồng thuê nhà nhằm phòng tránh rủi ro pháp lý

Rủi ro đầu tiên cần tránh đó là soạn thảo hợp đồng có hiệu lực pháp luật và đầy đủ nội dung theo pháp luật quy định. BLDS 2015 không quy định hợp đồng thuê tài sản bắt buộc phải có những nội dung gì, thay vào đó Bộ luật để bên thuê và bên cho thuê tự thỏa thuận các nội dung với nhau. Tuy nhiên, Luật Nhà ở 2014, tại Điều 121 đã bắt buộc các hợp đồng thuê nhà phải có các nội dung sau:

  •       Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;
  •       Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó. Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu;
  •       Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;
  •       Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;
  •       Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê, cho thuê mua, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn;
  •       Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  •       Cam kết của các bên;
  •       Các thỏa thuận khác;
  •       Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
  •       Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;
  •       Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.

Tuy nhiên, nếu hợp đồng thuê nhà mà trong đó bên cho thuê là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì các nội dung hợp đồng sẽ có sự thay đổi.

Rủi ro tiếp theo đó là bên thuê không kiểm tra kỹ tư cách pháp lý của bên cho thuê cũng như tính hợp pháp của nhà được thuê. Vì vậy, đội ngũ luật sư tư vấn hợp đồng thuê nhà của ACC lưu ý Quý khách hàng kiểm tra các thông tin sau đây trước khi ký kết hợp đồng:

  •       Căn nhà định thuê thuộc sở hữu cá nhân hay sở hữu chung của vợ chồng;
  •       Bên cho thuê có quyền sở hữu hay có được ủy quyền giao kết hợp đồng bởi chủ sở hữu căn nhà hay không;
  •       Căn nhà đã có đủ các giấy tờ hợp pháp và hợp lệ hay chưa;
  •       Căn nhà có những điểm đáng chú ý nào;
  •       Căn nhà có đang là đối tượng của một hợp đồng bảo đảm nào không;
  •       Đã có ai đang thuê căn nhà hay chưa;
  •       Có được quyền cho thuê lại căn nhà hay không;…

Ngoài ra, các bên khi giao kết hợp đồng thuê nhà cũng nên cho các yếu tố sau vào nội dung hợp đồng:

  •       Điều kiện để chấm dứt hợp đồng;
  •       Thời hạn cho thuê;
  •       Tiền thuê;
  •       Bảo trì định kỳ của bên cho thuê;
  •       Trách nhiệm và mức bồi thường thiệt hại;
  •       Mục đích thuê; và các yếu tố khác.

3. Các thắc mắc thường gặp của luật sư tư vấn hợp đồng thuê nhà

3.1.Hợp đồng thuê nhà có bắt buộc công chứng hay không

Đây là một thắc mắc rất phổ biến, bởi cả chủ nhà và bên đi thuê. Đáp án cho thắc mắc này là: Không, theo quy định của Luật Nhà ở 2014.

Hợp đồng thuê nhà bắt buộc phải thành văn bản, nhưng không bắt buộc công chứng, chứng thực mà tùy theo thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên ACC khuyến khích Quý khách hàng công chứng hợp đồng thuê nhà để giảm bớt rủi ro hợp đồng bị vô hiệu ngoài ý muốn.

Tuy nhiên, nếu hợp đồng thuê nhà thuộc đối tượng của Luật Kinh doanh bất động sản, thì theo quy định tại khoản khoản 2 Điều 17 Luật này, hợp đồng thuê nhà có thể sẽ phải công chứng, cụ thể: Hợp đồng kinh doanh bất động sản phải được lập thành văn bản. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng do các bên thỏa thuận, trừ hợp đồng mua bán, thuê mua nhà, công trình xây dựng, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà các bên là hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này thì phải công chứng hoặc chứng thực.

Trong trường hợp công chứng hợp đồng, thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực.

3.2. Hợp đồng thuê nhà là tài sản chung có rủi ro không

Các hợp đồng thuê nhà mà căn nhà thuộc tài sản chung, ví dụ là tài sản chung của một cặp vợ chồng, thì sẽ gặp phải rủi ro về hiệu lực của hợp đồng.

Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, việc định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung phải do cả hai đồng ý, hoặc một người phải ủy quyền cho người còn lại định đoạt. Như vậy, nếu hợp đồng thuê nhà trong đó bên cho thuê chỉ có chữ ký của một người sẽ tiềm ẩn nguy cơ vô hiệu rất cao, do việc giao kết hợp đồng vượt quá thẩm quyền đại diện.

3.3. Có được trả tiền thuê nhà bằng ngoại tệ không

Các bên không được dùng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán trong hợp đồng thuê nhà ở, theo quy định tại Pháp Lệnh về ngoại hối, mà bắt buộc các bên phải sử dụng đồng Việt Nam (VND) để thanh toán các chi phí phát sinh từ giao dịch.

Tuy không được thanh toán bằng đồng ngoại tệ, nhưng các bên có thể sử dụng ngoại tệ làm căn cứ để tính tiền thuê nhà và thanh toán bằng VND để tránh rủi ro về lạm phát.

4.  Đội ngũ luật sư tư vấn hợp đồng thuê nhà của ACC Group

Với phương châm luôn coi khách hàng và lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu, cộng thêm tinh thần cầu thị, ACC tự hào sở hữu những luật sư tư vấn hợp đồng thuê nhà hàng đầu tại thị trường Việt Nam.

Đội ngũ luật sư của ACC có những ưu điểm:

  • Đội ngũ nhân sự đông đảo, có kinh nghiệm thực tế trong tư vấn hợp đồng thuê nhà sẽ đưa đến dịch vụ tư vấn cho quý khách hàng một cách tận tình, chu đáo nhất và đảm bảo ra kết quả;
  • Sự uy tín trong thời hạn giải quyết hồ sơ, thái độ làm việc chuyên nghiệp và môi trường hòa đồng luôn hết mình sẽ tạo được niềm tin từ quý khách hàng;
  • ACC là nơi có chi phí hợp lý và phù hợp điều kiện khách hàng, tùy thuộc theo từng hình thức dịch vụ;
  • ACC cung cấp dịch vụ 24/7

ACC sẽ giúp Quý khách hàng thực hiện mọi khâu từ đàm phán, soạn thảo hợp đồng cho đến giải quyết tranh chấp. Khi có nhu cầu cần tư vấn về hợp đồng thuê nhà, Quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi để nhận dịch vụ tốt nhất qua:

  •         Tổng đài tư vấn: 1900.3330
  •         Zalo: 084.696.7979
  •         Mail: [email protected]


    5.Các câu hỏi thường gặp

5.1  có được trả tiền thuê nhà bằng ngoại tệ hay không

Các bên không được dùng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán trong hợp đồng thuê nhà ở, theo quy định tại Pháp Lệnh về ngoại hối, mà bắt buộc các bên phải sử dụng đồng Việt Nam (VND) để thanh toán các chi phí phát sinh từ giao dịch.

Tuy không được thanh toán bằng đồng ngoại tệ, nhưng các bên có thể sử dụng ngoại tệ làm căn cứ để tính tiền thuê nhà và thanh toán bằng VND để tránh rủi ro về lạm phát.

5.2   Hợp đồng thuê nhà là tài sản chung có rủi ro không

Các hợp đồng thuê nhà mà căn nhà thuộc tài sản chung, ví dụ là tài sản chung của một cặp vợ chồng, thì sẽ gặp phải rủi ro về hiệu lực của hợp đồng.

Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, việc định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung phải do cả hai đồng ý, hoặc một người phải ủy quyền cho người còn lại định đoạt. Như vậy, nếu hợp đồng thuê nhà trong đó bên cho thuê chỉ có chữ ký của một người sẽ tiềm ẩn nguy cơ vô hiệu rất cao, do việc giao kết hợp đồng vượt quá thẩm quyền đại diện.

5.3   Hợp đồng thuê nhà có bắt buộc công chứng hay không

Đây là một thắc mắc rất phổ biến, bởi cả chủ nhà và bên đi thuê. Đáp án cho thắc mắc này là: Không, theo quy định của Luật Nhà ở 2014.

Hợp đồng thuê nhà bắt buộc phải thành văn bản, nhưng không bắt buộc công chứng, chứng thực mà tùy theo thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên ACC khuyến khích Quý khách hàng công chứng hợp đồng thuê nhà để giảm bớt rủi ro hợp đồng bị vô hiệu ngoài ý muốn.

5.4   Không phải chủ nhà có được phép cho người khác thuê nhà không

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 và Luật Nhà ở 2014, bên cho thuê nhà phải là chủ sở hữu căn nhà hoặc là người có quyền cho thuê - tức người được chủ nhà ủy quyền hoặc các trường hợp khác, ví dụ cơ quan quản lý đất đai cho thuê nhà công cụ. Hoặc người thuê nhà có thể cho người khác thuê lại nhà nếu được người cho thuê ban đầu đồng ý.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (861 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo