Súng có lẽ là vũ khí không còn xa lạ với bất kỳ người dân nào. Vậy pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về việc sử dụng súng? Do đó, để hiểu hơn về vấn đề này, mời các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây Công ty Luật ACC về Quy định pháp luật về sử dụng súng ở Việt Nam.
1. Các loại súng được quy định trong pháp luật Việt Nam
Theo Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 thì súng có thể được xếp thành 4 loại như sau:
- Súng là vũ khí quân dụng, bao gồm: súng cầm tay (súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu) và vũ khí hạng nhẹ (súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không).
- Súng săn, bao gồm: súng kíp, súng hơi.
- Súng là vũ khí thể thao, bao gồm: súng trường hơi, súng trường bắn đạn nổ, súng ngắn hơi, súng ngắn bắn đạn nổ, súng thể thao bắn đạn sơn, súng bắn đĩa bay.
- Súng là công cụ hỗ trợ, bao gồm: súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu.
2. Đối tượng được trang bị, sử dụng súng
Đối với vũ khí quân dụng, khoản 1 Điều 18 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định đối tượng được trang bị bao gồm:
- Quân đội nhân dân;
- Dân quân tự vệ;
- Cảnh sát biển;
- Công an nhân dân;
- Cơ yếu;
- Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm lâm, Kiểm ngư;
- An ninh hàng không;
- Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan
Đối với vũ khí thể thao, khoản 1 Điều 24 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy đối tượng được trang bị bao gồm:
- Quân đội nhân dân;
- Dân quân tự vệ;
- Công an nhân dân;
- Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;
- Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh;
- Cơ quan, tổ chức khác được thành lập, cấp phép hoạt động trong luyện tập, thi đấu thể thao.
Đối với công cụ hỗ trợ, khoản 1 Điều 55 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định đối tượng được trang bị bao gồm:
- Quân đội nhân dân;
- Dân quân tự vệ;
- Cảnh sát biển;
- Công an nhân dân;Cơ yếu;
- Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan thi hành án dân sự;
- Kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, Kiểm ngư, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thủy sản;
- Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan;
- Đội kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường;
- An ninh hàng không, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải;
- Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ;
- Ban Bảo vệ dân phố;
- Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;
- Cơ sở cai nghiện ma túy;
- Các đối tượng khác có nhu cầu trang bị công cụ hỗ trợ thì căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.
Có thể thấy, những đối tượng được pháp luật cho phép trang bị súng vừa nêu đều có những đặc trưng đó là phục vụ cho lực lượng quân đội, công an sẵn sàng chiến đấu với các tội phạm, bảo vệ trật tự an ninh xã hội hay hoạt động trong đơn vị mang tính chất đặc thù cần sử dụng súng.
Ngoài ra, người được giao sử dụng súng trên còn phải đáp ứng đủ các điều kiện theo khoản 1 Điều 7 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe phù hợp với công việc được giao;
- Không đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã được xóa án tích trong trường hợp bị kết tội theo bản án, quyết định của Tòa án;
- Đã qua đào tạo, huấn luyện và được cấp giấy chứng nhận về sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
3. Cá nhân có được sử dụng súng ở Việt Nam không
Điều 5 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ghi nhận các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ và công cụ hỗ trợ, trong đó tại khoản 1 có quy định rõ nghiêm cấm: "Cá nhân sử hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trừ vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển làm, đồ gia bảo."
Trong khi đó, các loại súng chính là một trong những loại vũ khí được ghi nhận theo Luật này, do đó, việc cá nhân sở hữu súng ở Việt Nam trong các trường hợp là trái phép (trừ trường hợp sử dụng súng để trưng bày). Các đối tượng được trang bị theo quy định pháp luật là các đối tượng được phép sử dụng chứ không phải là có quyền sở hữu.
Trên đây là tất cả thông tin về Quy định pháp luật về sử dụng súng ở Việt Nam mà Công ty Luật ACC cung cấp tới các bạn đọc giả. Nếu các bạn đọc giả còn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hoặc những vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ luật sư và các tác giả. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của các bạn đọc. Trân trọng!
Nội dung bài viết:
Bình luận