Luật quy hoạch đô thị còn hiệu lực không? - Luật ACC

Luật ACC chia sẻ những kiến thức cập nhật về luật quy hoạch đô thị mới nhất năm 2022. Những khái niệm, nội dung quy hoạch, những điểm đổi mới trong luật quy hoạch đô thị, cách kiểm tra quy hoạch khi mua bán. Mời anh chị cùng xem ngay bài viết dưới đây.

1. Vì sao nên kiểm tra quy hoạch trước khi mua nhà?

Để bắt đầu tìm hiểu về quy hoạch là gì. Trước tiên anh chị phải biết vì sao phải kiểm tra quy hoạch đất đai trước khi mua nhà? Điều đó mang lại lợi ích gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều anh chị. Giải đáp ngay sau đây:

Việc kiểm tra quy hoạch trước khi mua nhà nhằm:

Xem đất quy hoạch đang nằm trong diện quy hoạch gì. Là quy hoạch đất ở đô thị, quy hoạch cây xanh đô thị hay là đất nông nghiệp. Từ đó, anh chị sẽ xác định được mua đất để ở, trồng trọt, chăn nuôi cho phù hợp nhất.

- Trường hợp mua đất để ở:

Trong trường hợp này, cần phải xem khu đất đang thuộc quy hoạch công trình công cộng hay quy hoạch công viên cây xanh. Nếu là trong hai diện này thì không nên mua vì nhà nước có thể thu hồi khi bắt đầu quy hoạch.

- Trường hợp mua đất cho mục đích trồng trọt, chăn nuôi:

Nếu anh chị mua khu đất để trồng trọt, chăn nuôi nhưng lại nằm trong diện quy hoạch. Thì chắc chắn anh chị cũng sẽ không thể mua được.

Từ hai trường hợp trên, anh chị sẽ dễ dàng xác định chính xác được loại đất cần mua. Rất đơn giãn đúng không? Vậy làm cách nào để có tra cứu quy hoạch chính xác nhất? Câu trả lời ngay bên dưới !

kiểm tra quy hoạch đất trước khi mua nhà

2. Các cách tra cứu thông tin quy hoạch phổ biến nhất hiện nay.

Hiện nay có rất nhiều cách thức xem tra cứu quy hoạch. Phổ biến với các hình thức như sau:

- Kiểm tra thông tin đất đai trên sổ đỏ

- Tìm đến công ty dịch vụ nhà đất ở địa phương nơi có đất quy hoạch

- Liên hệ với các cơ quan thẩm quyền

- Xem tra cứu quy hoạch đất trực tuyến

- Xem quy hoạch tổng thể từ bản đồ Atlas

2. Khái niệm đất đô thị, đất ở đô thị

Đất đô thị là gì?

Khái niệm đất đô thị được định nghĩa là sự biến đổi từ đất nông nghiệp, lâm nghiệp thành đất công nghiệp, thương nghiệp, đất giao thông, văn hóa…Mặt khác, việc chuyển thành đất đô thị để sử dụng tiến hành đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật nhằm phát triển kinh tế.

Đất đô thị được chia thành nhiều loại, bao gồm:

- Căn cứ vào mục đích sử dụng đất

 + Đất chuyên dụng: xây trường học, bệnh viện, công trình vui chơi giải trí, khu hành chính, trung tâm thương mại,…

 + Đất ở đô thị: thiết kế xây dựng nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt

 + Đất công trình công cộng: đường giao thông, hệ thống đường dây điện, công trình thoát nước, nhà ga,…

 + Đất dùng với mục đích an ninh quốc phòng, cơ quan ngoại giao

 + Đất nông ngư nghiệp: hồ nuôi trồng thủy sản, trồng cây xanh, trồng hoa, các phố vườn.

 + Đất chưa sử dụng: đất quy hoạch phát triển đô thị nhưng chưa sử dụng (còn gọi là đất quy hoạch treo)

Căn cứ vào mục đích quy hoạch xây dựng đô thị

 + Đất dân dụng: đất xây dựng khu nhà ở, khu trung tâm phục vụ cộng đồng, cây xanh, giao thông, cơ sở hạ tầng

 + Đất ngoài khu dân dụng:  xây dựng các trung tâm chuyên ngành, xây khu công nghiệp kho tàng, khu an ninh quốc phòng, cơ quan ngoài đô thị,…

- Căn cứ vào nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất

 + Đất sử dụng có thời hạn: đất cho thuê để xây công trình sản xuất kinh doanh

 + Đất sử dụng không thời hạn: giao đất có thu tiền sử dụng đất và không thu tiền sử dụng đất

3.  Khái niệm quy hoạch đô thị

Theo Điều 3 của luật quy hoạch đô thị 2009 giải thích rằng:

- Quy hoạch đô thị: là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.

- Quy hoạch chung: là việc tổ chức không gian, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở cho một đô thị phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội của đô thị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững.

- Quy hoạch phân khu: là việc phân chia và xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị của các khu đất, mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội trong một khu vực đô thị nhằm cụ thể hóa nội dung quy hoạch chung.

- Quy hoạch chi tiết: Quy hoạch chi tiết là việc phân chia và xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, yêu cầu quản lý kiến trúc, cảnh quan của từng lô đất; bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội nhằm cụ thể hóa nội dung của quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung.

4. Phân loại quy hoạch đô thị như thế nào?

Ở Việt Nam, đô thị được chia làm 6 loại: loại I, II, III, IV và V. Những loại đô thị này đều phải đáp ứng các tiêu chí cơ bản như:

- Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đô thị;

- Quy mô dân số

- Mật độ dân số

-Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp;

- Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng.

Ngoài ra, xác định cấp quản lý hành chính đô thị như sau:

- Thành phố trực thuộc trung ương: đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại I

- Thành phố thuộc tỉnh: đô thị loại I hoặc loại II hoặc loại III

- Thị xã: đô thị loại III hoặc loại IV

- Thị trấn: đô thị loại IV hoặc loại V.

5. Luật quy định đô thị hiện hành

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10, ngày 29/2009/2009, Quốc Hội đã ban hành luật Quy hoạch đô thị 30/2009/QH12. Luật chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.

Luật Quy hoạch đô thị 30/2009/QH12 gồm 6 chương và 76 điều quy định nội dung chính như sau:

  • Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh hoạt động quy hoạch đô thị
  • Tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị
  • Quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch đô thị phê duyệt.

Bên cạnh đó, Chính Phủ, các bộ có liên quan còn ban hành các Nghị định, Thông tư hướng dẫn chi tiết về công tác quy hoạch đô thị như:

  • Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị 
  • Thông tư 10/2010/TT-BXD quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị do Bộ Xây dựng ban hành.
  • Nghị định 38/2010/NĐ-CP về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị
  • Thông tư 19/2010/TT-BXD hướng dẫn lập quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
  • Nghị định 39/2010/NĐ-CP về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị – 
  • Thông tư 11/2010/TT-BXD hướng dẫn về quản lý cơ sở dữ liệu công trình ngầm đô thị do Bộ Xây dựng ban hành.Luật Quy hoạch đô thị 30/2009/QH12 cũng có một số sửa đổi, bổ sung do sự thay đổi của các Luật có liên quan như:
    • Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 do Quốc Hội ban hành 19/6/2015 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ 01/01/2016
    • Luật số 35/2018/QH14 do Quốc Hội ban hành  20/11/2018  sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ 01/01/2019
    • Luật Kiến trúc số 40/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.
    • Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 do Quốc Hội ban hành ngày 17/06/2020, chính thức có hiệu lực từ 01/01/2021

Trên đây là bài viết về Báo cáo tình hình triển khai luật quy hoạch năm 2022. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai… Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo