Tìm hiểu về luật quốc tế và công pháp quốc tế

Do sự xuất hiện của nhiều thuật ngữ pháp luật như luật quốc tế, công pháp quốc tế gây hiểu nhầm cho đọc giả cũng như các nhà tìm hiểu luật. Trong bài viết dưới đây, ACC sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về luật quốc tế và công pháp quốc tế nhé.

Luật Quốc Tế Và Công Pháp Quốc TếLuật quốc tế và công pháp quốc tế

1. Luật quốc tế là gì?

Luật quốc tế là hệ thống những nguyên tắc, những quy phạm pháp luật, cơ sở pháp lý được các quốc gia và các chủ thể khác tham gia quan hệ pháp luật quốc tế xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, thông qua đấu tranh và thương lượng, nhằm điều chỉnh mối quan hệ nhiều mặt (chủ yếu là quan hệ chính trị) giữa các chủ thể của Luật quốc tế với nhau (trước tiên và chủ yếu là các quốc gia) và khi cần thiết, được bảo đảm thực hiện bằng những biện pháp cưỡng chế cá thể hoặc tập thể do chính các chủ thể của Luật quốc tế thi hành, và bằng sức đấu tranh của nhân dân và dư luận tiến bộ thế giới.

Thông thường người ta sử dụng thuật ngữ luật quốc tế còn thuật ngữ công pháp quốc tế chỉ dùng để nhấn mạnh sự khác biệt của nó với tư pháp quốc tế. Những điểm khác nhau trong nội dung của công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế được trình bày trong giáo trình tư pháp quốc tế. Ngoài những thuật ngữ kể trên, còn có những thuật ngữ sau đây: Luật quốc tế chung, Luật quốc tế khu vực, Luật quốc tế hiện đại...

1.1. Đặc điểm của luật quốc tế

Trình tự xây dựng các quy phạm luật quốc tế:

Không có cơ quan lập pháp để xây dựng các qui phạm pháp luật của Luật quốc tế.

Con đường hình thành Luật quốc tế là sự thỏa thuận giữa các quốc gia dưới hình thức ký kết các điều ước quốc tế hoặc cùng nhau thừa nhận các tập quán quốc tế.

- Đối tượng điều chỉnh:

Những quan hệ nhiều mặt trong đời sống quốc tế: quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học

- kỹ thuật,... giữa các chủ thể luật quốc tế nhưng chủ yếu là những quan hệ chính trị.

Những quan hệ này có tính chất liên quốc gia (giữa các quốc gia và các chủ thể luật quốc tế và vượt ra khỏi phạm vi quốc gia).

- Chủ thể luật quốc tế:

Chủ thể Luật quốc tế là các thực thể có quyền năng chủ thể tham gia quan hệ pháp lý quốc tế đó là: các quốc gia có chủ quyền; Các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập (định nghĩa, đặc điểm).

Các tổ chức quốc tế liên chính phủ - chủ thể phái sinh của luật quốc tế (khái niệm; Đặc điểm; Vấn đề quyền năng chủ thể của tổ chức quốc tế liên chính phủ); Các thực thể đặc biệt của luật quốc tế.

1.2. Vai trò của Luật quốc tế

Là công cụ điều chỉnh các quan hệ quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích của mỗi chủ thể của luật quốc tế trong quan hệ quốc tế.

Là công cụ, là nhân tố quan trọng nhất để bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế.

Có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển văn minh của nhân loại, thúc đẩy cộng đồng quốc tế phát triển theo hướng ngày càng văn minh.

Thúc đẩy việc phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế đặc biệt là quan hệ kinh tế quốc tế trong bối cảnh hiện nay.

1.3 Quốc gia trong luật quốc tế

Đó chính là sự công nhận của một quốc gia trên thế giới. Sự công nhận là một hành vi pháp lý - chính trị của quốc gia công nhận dựa trên nền tảng các động cơ nhất định (chủ yếu là động cơ chính trị, kinh tế, quốc phòng) nhằm thừa nhận sự tồn tại của một thành viên mới trong cộng đồng quốc tế, khẳng định quan hệ của quốc gia công nhận đối với chính sách, chế độ chính trị, kinh tế,… của thành viên mới này, đồng thời thông qua hành vi pháp lý - chính trị đó mà quốc gia công nhận thể hiện ý định muốn thiết lập các quan hệ bình thường và ổn định với thành viên mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống quốc tế.

- Thể loại công nhận:

  • Công nhận quốc gia mới, công nhận chủ thể mới của luật quốc tế.
  • Công nhận chính phủ mới (chính phủ de facto), công nhận người đại diện hợp pháp của chủ thể luật quốc tế.
  • Điều kiện để công nhận chính phủ de facto.
  • Được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ.
  • Đủ năng lực để duy trì và thực hiện quyền lực quốc gia trong một thời gian dài. Tự quản lý mọi công việc của đất nước.
  • Có khả năng kiểm soát toàn bộ hoặc phần lớn lãnh thổ quốc gia một cách độc lập.

Vấn đề kế thừa quốc gia trong luật quốc tế: Sự kế thừa của quốc gia là thuật ngữ dùng để chỉ sự thay thế của một quốc gia này cho một quốc gia khác trong việc gánh chịu trách nhiệm về quan hệ quốc tế đối với một lãnh thổ nào đó.

Những cơ sở để làm phát sinh quan hệ thừa của quốc gia đó là:

Do thắng lợi của cuộc CMXH do hợp nhất quốc gia; Do sự phân chia quốc gia thành hai hay nhiều quốc gia mới; Do có sự chuyển nhượng, sáp nhập, trao đổi một phần lãnh thổ của quốc gia này cho một quốc gia khác;…

2. Khái niệm công pháp quốc tế

Công pháp quốc tế là hệ thống pháp luật bao gồm tổng thể các nguyên tắc, quy phạm pháp lý quốc tế được các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thoả thuận xây dựng trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, thông qua đấu tranh và thương lượng nhằm điều chỉnh mối quan hệ nhiều mặt giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau và trong trường hợp cần thiết được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế riêng lẻ hoặc tập thể do chính các chủ thể luật quốc tế thực hiện.

Hệ thống các quy phạm của công pháp quốc tế tồn tại song song với các quy phạm thuộc hệ thống luật quốc gia và có ảnh hưởng, tác động đối với nhau.

Công pháp quốc tế được phân chia thành các bộ phận gồm nhiều nhóm các quy phạm điều chỉnh các quan hệ hợp tác giữa các chủ thể của luật quốc tế như luật điều ước quốc tế, luật ngoại giao và lãnh sự, luật biển quốc tế, luật hàng không dân dụng quốc tế... Bên cạnh những điểm đặc thù, các ngành luật thuộc hệ thống công pháp quốc tế đều có chung các đặc điểm về chủ thể, về đối tượng điều chỉnh, về trình tự xây dựng và biện pháp cưỡng chế. Trong quản lý khoa học và đào tạo, công pháp quốc tế được gọi là ngành luật quốc tế, phân biệt với tư pháp quốc tế là ngành luật gồm các quy phạm điều chỉnh quan hệ xã hội liên quan đến yếu tố nước ngoài Thuật ngữ "Luật quốc tế" hay "Công pháp quốc tế" được dùng ở đây để nói về hệ thống pháp luật tồn tại một cách độc lập, song song với hệ thống pháp luật quốc gia chứ không bao hàm cả tư pháp quốc tế - ngành luật thuộc hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia.

- Đối tượng điều chỉnh: nếu như luật trong nước điều chỉnh về quan hệ xã hội phát sinh trong phạm vi lãnh thổ quốc gia và quan hệ có yếu tố nước ngoài thì luật quốc tế chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống quốc tế như quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, môi trường… giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau mà chủ yếu là những quan hệ chính trị. Tuy nhiên không phải tất cả quan hệ quốc tế đều là đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế

(Ví dụ: quan hệ quốc tế theo con đường các tổ chức chính trị – xã hội…không do luật quốc tế chính trị điều chỉnh)

- Trình tự xây dựng các quy phạm pháp luật quốc tế: trong hệ thống quốc tế dựa trên nguyên tắc cơ bản bình đẳng về chủ quyền các quốc gia nên không có cơ quan làm luật. Con đường duy nhất để hình thành các quy phạm pháp luật quốc tế đó là sự thỏa thuận giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau dưới hình thức ký kết các điều ước quốc tế (quy phạm thành văn); cùng nhau thừa nhận những tập quán quốc tế trong quan hệ giữa họ (quy phạm bất thành văn). Đây là đặc trưng quan trọng nhất.

Trên đây là một số thông tin chi tiết về luật quốc tế và công pháp quốc tế. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Gmail: [email protected]

Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo