Trong hơn 14 năm áp dụng Luật phòng chống bạo lực gia đình, các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp cũng đã phát hiện những quy định pháp luật cần thay đổi để đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội hiện nay. Bài viết hôm nay chúng ta bàn về Luật phòng chống bạo lực gia đình hiện hành và những dự thảo sửa đổi trong tương lai. Hãy cùng ACC Tìm hiểu về Luật phòng, chống bạo lực gia đình qua bài viết dưới đây!
1. Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007
Theo Khoản 2, Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định:
“Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.”.
Những hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
Điều 42 Luật Phòng chống bạo lực gia đình quy định về xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình như sau:
“1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hành vi bạo lực gia đình nếu bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của khoản 1 Điều này thì bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để giáo dục.
3. Chính phủ quy định cụ thể các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống bạo lực gia đình, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.”.
2. Những hạn chế của Luật phòng chống bạo lực gia đình hiện hành
Luật phòng chống bạo lực gia đình hiện hành có chế tài xử lý tương đối nhẹ, không có tính răn đe cao đối với tội phạm.
Việc quy định chung chung về khái niệm bạo lực gia đình dẫn đến chưa nhận diện được đúng, đầy đủ về hành vi bạo lực gia đình.
Luật quy định về hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình nhưng chưa có quy định rõ ràng cụ thể dẫn đến khó thực thi, không có hiệu quả khi hòa giải. Thủ tục hòa giải còn mang tính hành tính thủ tục nhiều hơn thực tiễn nên khó áp dụng.
Các biện pháp cấm tiếp xúc chưa thật sự phát huy tác dụng bảo vệ nạn nhân và hình thức răn đe không đủ nặng để ngăn cản người gây bạo lực.
Việc viết đơn tố cáo và các thủ tục hành chính để xử bạo lực gia đình khá phức tạp, gây tâm lý ngại tố cáo đối với người bị bạo hành.
Các quy định về sự tham gia của các cán bộ địa phương vào phòng chống bạo lực gia đình chưa rõ ràng. Mức hỗ trợ cho các cá nhân tham gia phòng chống bạo lực gia đình còn thấp.
Chưa có quy định cụ thể về chế độ khen thưởng, đền bù thiệt hại cho những người tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Nhiều trường hợp người tham gia can ngăn hành vi bạo lực gia đình bị thiệt hại về tài sản, thậm chí nguy hiểm tính mạng, nhưng pháp luật hiện hành chưa có quy định về hỗ trợ.
3. Dự thảo luật phòng chống bạo lực gia đình
Dự thảo Luật (sửa đổi) gồm 9 chương, 80 điều, tăng 34 điều so với luật hiện hành, quy định rõ ràng hơn các hành vi bạo lực gia đình, chế tài xử lý và sự chung tay của toàn xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình.
Quy định rõ hơn trách nhiệm của chính quyền địa phương trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình; nhất là trách nhiệm của chủ tịch UBND cấp xã.
Quy định cụ thể hơn nhiệm vụ giám sát, quản lý người có hành vi bạo lực gia đình. Cho phép sử dụng các thiết bị như camera, ghi âm để làm chứng cứ tố cáo bạo lực.
Quy định về cai nghiện rượu bắt buộc; biện pháp hòa giải trước, trong và sau khi hòa giải; xét xử công khai; xử lý người dung túng… cũng là những điểm mới của dự thảo luật.
Dự thảo Luật cũng thêm nhiều biện pháp bảo vệ người bị bạo lực gia đình.
Hiện nay vẫn chưa có văn bản chính thức của Luật phòng chống bạo lực gia đình, chúng ta cùng nhau chờ đợi Luật phòng chống bạo lực gia đình chính thức để tìm hiểu những thay đổi của chúng.
Trên đây là Tìm hiểu về Luật phòng, chống bạo lực gia đình mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!
Nội dung bài viết:
Bình luận