Quy định về phòng cháy chữa cháy nhà chung cư chi tiết

Các chung cư cao tầng có thể giải quyết được vấn đề nơi ở cho rất nhiều người. Tuy nhiên việc tập trung đông người sẽ tăng nguy cơ về cháy nổ và hỏa hoạn. Để hạn chế những thiệt hại về người và của, các chủ đầu tư phải đảm bảo một số quy định về hệ thống phòng cháy chữa cháy ( pccc ). Bài viết sẽ giới thiệu một số quy định cơ bản giúp bạn có thể lựa chọn chung cư an toàn cho gia đình mình.

1. Thiết kế hệ thống giao thông phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy

Chiều rộng mặt đường trong chung cư tối thiểu là 3.5m cho mỗi làn xe. Chiều cao khoảng không tính từ mặt đường lên phải đạt tối thiểu là 4.25m. Quy định này nhằm đảm bảo cho các xe chữa cháy có thể tiếp cận chung cư để dập hỏa hoạn.

Đối với các chung cư từ 10 tầng trở lên thì cần có đường khoảng không cho xe chữa cháy, xe thang có thể đi vào. Khoảng cách từ mép đường đến tường nhà là từ 8 – 10m để xe chữa cháy tiếp cận đến các căn hộ ở tầng cao.

cac chung cu nen co khoang trong du cho xe cuu hoa tiep can

Các chung cư nên có khoảng trống đủ cho xe cứu hỏa tiếp cận được đám cháy

2. Thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy

Điều 11 của Nghị định số: 79/2014/NĐ-CP về luật phòng cháy chữa cháy có quy định về thiết kế nhà cao tầng như sau

“Đối với công trình cao tầng có chiều cao trên 09 tầng hoặc từ 25 m trở lên:

  1. a) Kết cấu xây dựng của nhà phải có giới hạn chịu lửa phù hợp với tính chất sử dụng và chiều cao của nhà theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.
  2. b) Tường, vách ngăn và trần treo của đường thoát nạn, lối thoát nạn, buồng thang thoát nạn, các gian phòng công cộng tập trung đông người không được sử dụng vật liệu trang trí nội thất, vật liệu cách âm, cách nhiệt là vật liệu dễ cháy.”

Đối với các chung cư cao 25m trở lên, mỗi tầng phải được trang bị tối thiểu một bộ phá dỡ gồm búa, xà beng, cưa tay,…

Ở các tòa nhà cao từ 10m trở lên thì cần có các lối ra phần mái tòa nhà. Các lối này có thể đi trực tiếp từ thang bộ, qua tầng áp mái hoặc qua thang chữa cháy.

cua thoat hiem pccc can ho chung cu

Lối thoát hiểm thường có bảng exit màu xanh

Ở các chung cư cao trên 5 tầng

Bắt buộc thiết kế hệ thống báo cháy tự động trong mỗi tầng. Yêu cầu cho hệ thống này đó là:

–          Có khả năng phát hiện dấu hiệu cháy (khi có khói) và truyền tín hiệu báo cháy nhanh, kịp thời.

–          Có khả năng điều khiển hệ thống chữa cháy tự động làm việc để kịp thời dập tắt nguồn gây cháy, tránh lây lan diện rộng.

Để đảm bảo hệ thống làm việc hiệu quả, ban quản trị nhà chung cư cần tiến hành kiểm tra tối thiểu 2 lần/năm. Và tiến hành bảo dưỡng tối thiểu 2 năm/lần.

Bình chữa cháy:

Cần được bố trí ở các vị trí thuận tiện trong mỗi tầng, mỗi khu vực của tòa nhà. Mật độ bố trí là 50 – 100m2 phải có một bình chữa cháy. Mục đích là để cho người dân có thể dễ dàng lấy và dập tắt đám cháy trong khả năng có thể.

dung cu phong chay chua chay bat buoc co trong can ho chung cu

Bình chữa cháy và họng nước thường thấy ở các chung cư

Nước để chữa cháy:

Mỗi tầng cần có 1 – 2 họng nước. Lượng nước ở mỗi họng là 2.5l/giây. Quy định về bố trí họng nước như sau:

–          Vị trí đặt họng nước là ở những nơi dễ thấy như lối ra vào, hành lang, chiếu nghỉ buồng thang.

–           Bố trí tâm họng nước cách mặt đất 1.25m.

–          Các họng nước phải có van khóa, cuộn vòi mềm và lăng phun nước.

Từ ngày 5/7/2021, một số quy định về phòng cháy chữa cháy tại các nhà chung cư theo quy chuẩn mới chính thức có hiệu lực. Thông tư Số: 03/2021/TT-BXD ban hành ngày 19/5/2021 có hiệu lực từ ngày 5/7/2021 quy định về PCCC như sau:

2.1  Yêu cầu chung

1.2  Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp cần đảm bảo các yêu cầu về an toàn cháy theo QCVN 06:2021/BXD và các quy định liên quan. Việc trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng các phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải tuân thủ các yêu cầu của quy định hiện hành.

{keywords}
Quy định về phòng cháy chữa cháy nhà chung cư (Ảnh minh hoạ)

2.5  Yêu cầu về hệ thống cấp nước và thoát nước

2.5.3  Hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà và hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà phải tuân thủ các quy định của QCVN 06:2021/BXD và đảm bảo các yêu cầu sau:

- Khi chưa có hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà hoặc không đảm bảo lưu lượng, áp lực nước chữa cháy (cột áp) thì phải có nguồn nước dự trữ đảm bảo lưu lượng nước chữa cháy của hệ thống họng nước chữa cháy bên trong nhà ít nhất trong 3 h;

- Nhà có chiều cao PCCC lớn hơn 50 m phải có họng nước chữa cháy cho lực lượng chữa cháy bố trí ở mỗi tầng, cửa căn hộ xa nhất của tầng phải nằm trong phạm vi 45 m tính từ họng nước chữa cháy (có tính toán đến đường di chuyển). Họng chờ phải đặt trong khoang đệm ngăn cháy (khoang đệm của buồng thang bộ không nhiễm khói hoặc khoang đệm của thang máy chữa cháy). Hệ thống họng chờ cấp nước chữa cháy cho lực lượng chữa cháy phải có họng chờ lắp đặt ở ngoài nhà để tiếp nước từ xe hoặc máy bơm chữa cháy và được nối với đường ống cấp nước chữa cháy trong nhà. Họng chờ phải thỏa mãn các quy định hiện hành;

- Các họng nước chữa cháy trong nhà phải bố trí tại những nơi dễ tiếp cận sử dụng. Lưu lượng cần thiết của hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà được lấy theo tiêu chuẩn kỹ thuật được lựa chọn áp dụng, riêng đối với nhà có chiều cao PCCC trên 50 m và diện tích sàn của mỗi tầng lớn hơn 1500 m2, các tầng ở phải đảm bảo lưu lượng nước chữa cháy cho không ít hơn 4 tia phun chữa cháy, mỗi tia phun có lưu lượng 2,5 L/s trong khoảng thời gian chữa cháy tính toán nhưng không ít hơn 1 h. Mỗi điểm của tầng phải đảm bảo có hai họng nước chữa cháy phun tới đồng thời;

- Cấp nước chữa cháy cho các hệ thống chữa cháy phải thực hiện theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành về phòng cháy chữa cháy.

2.8.2  Máy biến áp bố trí trong nhà phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

a) Tuân thủ các quy định của Phần III - Quy phạm trang bị điện.

b) Không được bố trí buồng máy ở ngay bên dưới, ngay bên trên hoặc liền kề các phòng tập trung trên 50 người. Buồng máy phải được ngăn cách với các bộ phận khác của nhà bằng tường ngăn cháy có giới hạn chịu lửa không thấp hơn REI 120 và bằng sàn ngăn cháy có giới hạn chịu lửa không thấp hơn REI 90.

c) Buồng máy biến áp phải bố trí hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động.

2.8.3  Phòng kỹ thuật điện phải bố trí ở vị trí khô ráo, có khóa, có cửa mở ra phía ngoài, đảm bảo dễ kiểm tra, đóng cắt điện. Các ống khí đốt; ống dẫn chất cháy; ống kỹ thuật nước; các nắp đậy, van, mặt bích, cửa thăm, vòi, của các đường ống, hộp kỹ thuật không được phép bố trí đi qua phòng kỹ thuật điện.

2.8.4  Nhà có chiều cao PCCC từ 28 m trở lên phải được trang bị máy phát điện dự phòng với công suất tối thiểu đảm bảo hoạt động của mạng điện ưu tiên gồm: điện cho bơm nước sinh hoạt, bơm nước chữa cháy, hệ thống báo cháy tự động, hệ thống bảo vệ chống khói, thang máy chữa cháy, chiếu sáng công cộng, thiết bị báo cháy, camera quan sát, thông báo cháy và điều khiển thoát nạn và các phụ tải khác theo quy định của tiêu chuẩn thiết kế hiện hành.

CHÚ THÍCH: Đối với nhà có chiều cao PCCC thấp hơn 28 m, khi có yêu cầu trang bị hệ thống chữa cháy tự động, hệ thống bảo vệ chống khói cần phải có nguồn điện dự phòng đảm bảo hoạt động của các hệ thống này theo QCVN 06:2021/BXD

2.9  Yêu cầu về an toàn cháy

Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp phải đảm bảo các quy định về an toàn cháy theo QCVN 06:2021/BXD.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo