Luật phí và lệ phí 2015 số 97/2015/QH13

Chính sách phí, lệ phí đóng vai trò trong việc bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nước cũng như điều tiết hoạt động kinh tế - xã hội đất nước đặc biệt trong cải cách thủ tục hành chính. Luật phí và lệ phí năm 2015 ra đời đã trở thành một đạo luật quan trọng với ý nghĩa là bước ngoặt mới trong quản lý phí, lệ phí, tạo hành lang pháp lý mới đầy đủ và đồng bộ hơn. Vậy Luật phí và lệ phí 2015 số 97/2015/QH13 có nội dung ra sao? Mời bạn đọc cùng đi tìm hiểu với Luật ACC nhé!

1. Bối cảnh ra đời Luật phí và lệ phí 2015 số 97/2015/QH13

Pháp lệnh phí và lệ phí được ban hành ngày 28/8/2001 và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2002.Qua 13 năm triển khai thực hiện, cơ bản đã đạt được các mục tiêu nhất định. Bên cạnh một số kết quả nêu trên, một số quy định của pháp luật phí, lệ phí không còn phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay như về Danh mục phí và lệ phí, về nguyên tắc xác định mức thu phí, về quản lý và sử dụng phí, lệ phí...

Từ những bất cập đó đòi hỏi Cần phải sửa đổi pháp luật phí, lệ phí để phù hợp với chủ trương chính sách nêu trên của Đảng và Nhà nước ta. Đồng thời Đáp ứng yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính, phù hợp với Chiến lược cải cách thuế và thông lệ quốc tế

Luật Phí và lệ phí 2015 bao gồm 6 chương 25 điều quy định về Danh mục phí, lệ phí; người nộp phí, lệ phí; tổ chức thu phí, lệ phí; nguyên tắc xác định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí; thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức trong quản lý phí, lệ phí

Luật phí và lệ phí 2015 số 97/2015/QH13

Luật phí và lệ phí 2015 số 97/2015/QH13

2. Những nội dung chủ yếu của Luật phí và lệ phí 2015 số 97/2015/QH13

1. Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật.

     Ví dụ: các loại án phí (hình sự, dân sự, kinh tế…) phí kiểm dịch, phí thẩm định đầu tư, phí sử dụng đường bộ...

     2. Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Luật này.

Ví dụ: lệ phí hộ tịch, lệ phí cấp hộ chiếu, lệ phí trước bạ…

     3. Đối tượng áp dụng của Luật bao gồm: các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức, cá nhân liên quan đến thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí.

Trên cơ sở đó, Luật xác định cụ thể về phạm vi điều chỉnh của Luật phí và lệ phí bao gồm: Danh mục phí, lệ phí; người nộp phí, lệ phí; tổ chức thu phí, lệ phí; nguyên tắc xác định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí; thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức trong quản lý phí, lệ phí.

     4. Việc xác định mức thu, miễn, giảm phí, lệ phí được thực hiện theo các nguyên tắc quy định trong Luật về phí và lệ phí.

     - Nguyên tắc xác định mức thu phí: Mức thu phí được xác định cơ bản bảo đảm bù đắp chi phí, có tính đến chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.

    - Nguyên tắc xác định mức thu lệ phí: Mức thu lệ phí được ấn định trước, không nhằm mục đích bù đắp chi phí; mức thu lệ phí trước bạ được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên giá trị tài sản; bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.

     - Những quy định về miễn, giảm phí, lệ phí được thể hiện cụ thể. Các trường hợp thuộc diện miễn, giảm phí, lệ phí gồm: trẻ em; hộ nghèo; người cao tuổi; người khuyết tật; người có công với cách mạng; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn theo quy định pháp luật và một số trường hợp đặc biệt khác. Để tăng cường phân cấp quản lý phí, lệ phí, Luật đã quy định thẩm quyền miễn, giảm phí, lệ phí. Theo đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể đối tượng được miễn, giảm án phí và lệ phí tòa án; Chính phủ quy định cụ thể đối tượng được miễn, giảm đối với từng loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền; Bộ Tài chính và HĐND cấp tỉnh quy định cụ thể đối tượng được miễn, giảm đối với từng loại phí, lệ phí được phân cấp trong danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo luật này.

      5. Về danh mục phí, lệ phí có điểm đáng chú ý là, một số khoản phí trong danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh phí và lệ phí được chuyển sang cơ chế giá để khuyến khích xã hội hóa. Tuy nhiên, một số dịch vụ mặc dù đã chuyển sang cơ chế giá nhưng nhà nước vẫn cần quản lý giá. Cụ thể, có 17 dịch vụ chuyển từ phí sang giá dịch vụ do nhà nước định giá như phí thủy lợi, phí chợ, phí trông giữ xe, phí qua đò, phà...

     6. Thu, nộp, quản lý và sử dụng phí.

     Nội dung về quản lý, sử dụng phí, lệ phí đã được cụ thể hóa trong luật và đảm bảo thống nhất với Luật Ngân sách nhà nước vừa được sửa đổi. Cụ thể là, Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện phải nộp vào ngân sách nhà nước; trường hợp cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí thì được khấu trừ; Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện, được để lại một phần hoặc toàn bộ số tiền phí thu được để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí; phần còn lại phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của Luật này.

     Ngoài những nội dung nêu trên, Luật còn quy định cụ thể về quyền, trách nhiệm của tổ chức thu phí, lệ phí, người nộp phí, lệ phí và của các cơ quan nhà nước về quản lý phí, lệ phí.

3. Hiệu lực của Luật phí và lệ phí 2015 số 97/2015/QH13

Kể từ ngày Luật phí và lệ phí có hiệu lực (01/01/2017), Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 và Pháp lệnh án phí, lệ phí tòa án số 10/2009/PL-UBTVQH12 hết hiệu lực . Cùng với 2 Pháp lệnh này, khoản 2 điều 23 của Luật phí và lệ phí đã quy định về việc bãi bỏ một loạt các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến nội dung phí và lệ phí.

Nhằm đảm bảo đầy đủ cơ sở triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả Luật phí và lệ phí, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 250/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Và ngày 07 tháng 12 năm 2020, ,Văn phòng quốc hội đã ban hành Văn bản hợp nhất 37/VBHN-VPQH 2020 Luật phí và lệ phí với những sửa đổi bổ sung Luật phí và lệ phí 2015 bằng

1. Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018;

2. Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2018 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2019;

3. Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

Xem thêm văn bản hợp nhất Tại đây 

Trên đây là nội dung giới thiệu của Luật ACC cho quý bạn đọc về Luật phí và lệ phí 2015 số 97/2015/QH13 hy vọng đã cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin, kiến thức hữu ích của quy định pháp luật. Trong quá trình tham khảo bài viết nếu còn nội dung nào chưa rõ bạn vui lòng phản hồi bài viết hoặc liên hệ trực tiếp tới tổng đài tư vấn của Luật ACC theo thông tin dưới đây để được giải đáp kịp thời nhé!

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo