Luật kinh tế là gì? [Cập nhật mới nhất 2024]

Ở Việt Nam, luật kinh tế ra đời và được thừa nhận như ngành luật độc lập trong hệ thống các ngành luật Việt Nam từ những năm 70 của thế kỷ XX và đó là bộ phận quan trọng của hệ thống pháp luật kinh tế. Vậy luật kinh tế là gì? Mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Luật kinh tế là gì

Luật kinh tế là gì?

1. Luật kinh tế là gì?

Ta có thể hiểu Luật kinh tế là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lí và hoạt động sản xuất, kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa các doanh nghiệp với các cơ quan quản lí nhà nước về kinh tế.

Luật kinh tế ra đời nhằm duy trì và giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại cũng như đảm bảo quy trình hoạt động của các doanh nghiệp trong quá trình trao đổi, giao thương cả trong nước và quốc tế.

2. Luật kinh tế điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội chủ yếu nào?

Thứ nhất: Quan hệ giữa cơ quan quản lí nhà nước về kinh tế với các doanh nghiệp, phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lí hoạt động kinh doanh.

Thứ hai: Luật kinh tế điều chỉnh quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau, phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh.

Thứ ba: Luật kinh tế còn điều chỉnh các quan hệ kinh tế nội bộ, tức là điều chỉnh các quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của một doanh nghiệp, một chủ thể kinh doanh. Chủ thể của luật kinh tế chính là các chủ thể kinh doanh và các cơ quan quản lí nhà nước về kinh tế.

3. Chủ thể của Luật kinh tế

Luật Kinh tế có hai loại chủ thể chủ yếu:

Một là: các chủ thể kinh doanh, bao gồm doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác.

Hai là: Các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền trong quản lý lĩnh vực kinh tế.

4. Nguồn của Luật kinh tế

4.1 Văn bản quy phạm pháp luật

Trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam, những Luật, Nghị định sau chủ yếu được áp dụng trong ngành luật Kinh tế :

  • Hiến Pháp
  • Bộ Luật Dân sự
  • Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành
  • Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành
  • Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành
  • Luật Hợp Tác xã và các văn bản hướng dẫn thi hành
  • Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn thi hành
  • Luật Trọng tài Thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành
  • Luật Phá sản và các văn bản hướng dẫn thi hành
  • Luật lao động và các văn bản hướng dẫn
  • Luật Tài chính ngân hàng và các văn bản hướng dẫn
  • Luật môi trường và các văn bản hướng dẫn…

4.2 Điều ước quốc tế về Thương mại

Điều ước quốc tế là sự thoả thuận giữa các chủ thể của công pháp quốc tế (chủ yếu là các quốc gia) trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện nhằm thiết lập nguyên tắc pháp lí bắt buộc, là cơ sở cho hoạt động thương mại.

Hiện nay, việc kinh doanh mua bán trao đổi hàng hóa giữa các nước phát triển mạnh mẽ, do đó những điều ước quốc tế được sử dụng như là công cụ để điểu chỉnh hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các nước.

4.3 Tập quán thương mại

Trong hoạt động kinh doanh, tập quán thương mại thường được áp dụng khá phổ biến

Tập quán thương mại gồm:

- Tập quán thương mại trong nước: “Là thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất kinh doanh, được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận và làm theo như một quy ước chung của cộng đồng”

- Tập quán thương mại quốc tế: “Là thông lệ, cách làm lặp đi lặp lại nhiều lần trong buôn bán quốc tế và được các tổ chức quốc tế có liên quan thừa nhận”

Những tập quán thương mại quốc tế thông dụng nhất là:

- Các điều kiện cơ sở giao hàng do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) ban hành (các bản INCOTERMS)

- Bản Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniformes Customs and Practice – UCP) do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) ban hành.

5. Những câu hỏi thường gặp

5.1 Luật kinh tế học gì?

Sinh viên học ngành Luật kinh tế được cung cấp kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý, pháp luật trong kinh doanh, bao gồm:
- Kiến thức chuyên môn về tranh tụng trong kinh doanh và giải quyết tranh chấp thông qua quá trình phân xử.
- Kỹ năng tổ chức công việc, tra cứu, cập nhật và phân loại văn bản quy phạm pháp luật.
- Cách thức nghiên cứu và xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp và sự quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.

5.2 Học luật kinh tế sau này ra làm gì?

  • Luật sư chuyên ngành luật kinh tế với hai công việc chính: biện hộ và cố vấn cho các tổ chức kinh tế - xã hội hay tại các doanh nghiệp.
  • Chuyên gia tư vấn những vấn đề pháp lý tại viện kiểm sát, hệ thống tòa án nhân dân, dịch vụ pháp lý của chính phủ hay các đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý.
  • Chuyên viên thực hiện những dịch vụ pháp lý của luật sư.
  • Chuyên viên tư vấn Sáp nhập và Mua lại tại công ty tư vấn Merge & Acquisition hoặc cho tập đoàn lớn.
  • Giảng viên, nghiên cứu và giảng dạy về bộ môn luật kinh tế tại các trường đại học có dạy bộ môn này và viện nghiên cứu.

5.3 Thu nhập dành cho sinh viên ngành luật kinh tế là bao nhiêu?

Về thu nhập dành cho ngành Luật kinh tế, mức lương thường được tùy định bởi tổ chức, công ty nơi bạn công tác, nhưng sẽ không thấp hơn mức tối thiểu do Nhà nước quy định. Dựa vào kinh nghiệm và năng lực hoạt động trong ngành Luật kinh tế, mức lương cho người mới bắt đầu (0-1 năm) là từ 6-10 triệu và người có kinh nghiệm ở các vị trí cao trong phòng ban, tổ chức có thể đạt mức thu nhập 30-40 triệu, đồng thời cộng phần trăm doanh thu.

Hy vọng bài tư vấn của chúng tôi giúp cho các bạn đang còn thắc mắc Luật kinh tế là gì có thể hiểu rõ hơn. Cho đến nay, Luật kinh tế vẫn còn tồn tại và phát triển về nội dung cũng như hình thức. Nếu các bạn còn vướng mắc các vấn đề xoay quanh đến vấn đề Luật kinh tế là gì hoặc nếu bạn đang có nhu cầu được hỗ trợ, trợ giúp về các vấn đề pháp lý, đừng ngần ngại liên hệ với Công ty Luật ACC:

Hotline:1900.3330
Zalo:0846967979
Gmail:[email protected]
Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo