Hướng dẫn cách dùng 21 ngày cân nhắc hợp đồng bảo hiểm cho đúng

Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Thời gian cân nhắc 21 ngày trong bảo hiểm nhân thọ là gì? Cách dùng 21 ngày cân nhắc hợp đồng bảo hiểm cho đúng? Hãy theo dõi bài viết dưới đây mà ACC chia sẻ để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này.

Kdbh

luật kinh doanh bảo hiểm 21 ngày cân nhắc

1. Nội dung hoạt động

–  Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được phép hoạt động theo các nội dung quy định.

– Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ không được phép kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ và ngược lại.

– Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được phép kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe.

– Chi nhánh nước ngoài chỉ được kinh doanh các nghiệp vụ, sản phẩm bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được kinh doanh theo quy định của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.

2. Bán sản phẩm bảo hiểm

–  Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được quyền chủ động bán sản phẩm bảo hiểm dưới các hình thức sau:

a) Trực tiếp;

b) Thông qua đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm;

c) Thông qua đấu thầu;

d) Thông qua giao dịch điện tử;

đ) Các hình thức khác phù hợp với quy định pháp luật.

– Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài chỉ được bán sản phẩm bảo hiểm phù hợp với nội dung, phạm vi hoạt động quy định trong Giấy phép.

–  Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không được ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức.

–  Việc mua, bán bảo hiểm thông qua hình thức đấu thầu phải tuân thủ các quy định pháp luật vềđấu thầu và quy định về quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm.

3. Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm

– Bộ Tài chính ban hành các quy tắc, điều khoản bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với từng loại hình bảo hiểm bắt buộc.

– Các sản phẩm bảo hiểm do Chính phủ quy định hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thực hiện theo các văn bản hướng dẫn riêng.

–  Các sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe phải được Bộ Tài chính phê chuẩn trước khi triển khai.

– Đối với các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ:

a) Đối với các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài phải đăng ký quy tắc, điều khoản, biểu phí với Bộ Tài chính trước khi triển khai.

b) Đối với các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ khác, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài được phép chủ động xây dựng quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm.

– Quy tắc, điều khoản, biểu phí do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài xây dựng phải bảo đảm:

a) Tuân thủ pháp luật; phù hợp với thông lệ, chuẩn mực đạo đức, văn hóa và phong tục, tập quán của Việt Nam;

b) Ngôn ngữ sử dụng trong quy tắc, điều khoản bảo hiểm phải chính xác, cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu.

c) Thể hiện rõ ràng, minh bạch quyền lợi có thể được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, phạm vi và các rủi ro được bảo hiểm, quyền lợi và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm,…

d) Phí bảo hiểm phải được xây dựng dựa trên số liệu thống kê, bảo đảm khả năng thanh toán.

–  Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm tuân thủ đúng quy tắc, điều khoản, biểu phí đã được phê chuẩn hoặc đăng ký với Bộ Tài chính.

– Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải công bố các sản phẩm bảo hiểm được phép triển khai  trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.

4. Phạm vi điều chỉnh Luật kinh doanh bảo hiểm

Theo Điều 1 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, phạm vi điều chỉnh của Luật kinh doanh bảo hiểm như sau:

- Phạm vi áp dụng: Luật kinh doanh bảo hiểm điều chỉnh tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm, xác định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm. Trong đó:

+ Tổ chức kinh doanh bảo hiểm là hoạt động tạo lập quan hệ kinh doanh bảo hiểm giữa các chủ thể là cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng áp dụng của Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000.

+ Hoạt động kinh doanh bảo hiểm là các hoạt động, hình thức thực hiện kinh doanh bảo hiểm khi đã xác lập quan hệ kinh doanh bảo hiểm.

+ Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm: Là quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong quan hệ bảo hiểm, kinh doanh bảo hiểm.

- Phạm vi không áp dụng: Luật kinh doanh bảo hiểm không áp dụng đối với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền gửi và các loại bảo hiểm khác do Nhà nước thực hiện không mang tính kinh doanh. Bởi, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền gửi và các loại bảo hiểm khác do Nhà nước thực hiện được quy định trong pháp luật về bảo hiểm xã hội (Luật bảo hiểm xã hội), pháp luật về bảo hiểm y tế (Luật bảo hiểm y tế) và các luật khác liên quan và không mang tính chất kinh doanh tự phát mà do Nhà nước hoàn toàn điều chỉnh và quản lý.

5. Đối tượng áp dụng

Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tuân thủ quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000 và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Theo đó, để thuộc đối tượng áp dụng của Luật này phải thỏa mãn 02 điều kiện:

- Là chủ thể hoạt động kinh doanh bảo hiểm, các hoạt động kinh doanh bảo hiểm

- Hoạt động trên lãnh tổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

6. Thời gian cân nhắc 21 ngày trong bảo hiểm nhân thọ là gì?

Sau khi lựa chọn gói bảo hiểm nhân thọ phù hợp và thẩm định thành công, người tham gia sẽ nhận được hợp đồng bảo hiểm qua email (thư điện tử) hoặc đường bưu điện. Lúc này, người tham gia sẽ có thời gian cân nhắc 21 ngày trước khi chính thức tham gia sản phẩm.

21 ngày cân nhắc hợp đồng bảo hiểm là một trong những quyền lợi quan trọng và cần thiết, giúp người tham gia có thời gian suy xét kỹ hơn về hợp đồng bảo hiểm hiện tại. Trong 21 ngày này, người tham gia có thể:

  • Thay đổi hoặc bổ sung quyền lợi trong hợp đồng bảo hiểm.

  • Tăng hoặc giảm mệnh giá hợp đồng bảo hiểm.

  • Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

7. Nên làm gì trong 21 ngày cân nhắc hợp đồng bảo hiểm để tối ưu quyền lợi?

Sau khi đã hiểu rõ ý nghĩa của thời gian cân nhắc 21 ngày, người tham gia nên làm gì để sử dụng quyền lợi này một cách tối ưu?

Kiểm tra lại thông tin hợp đồng bảo hiểm 

Sau khi thẩm định bảo hiểm nhân thọ thành công, rất nhiều người chủ quan không xem lại hợp đồng. Tuy nhiên, bất kỳ thông tin sai sót nào cũng có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi về sau. Chính vì thế, hãy kiểm tra lại tất cả thông tin một lần nữa, bao gồm họ tên người thụ hưởng, tình trạng sức khỏe của người được bảo hiểm, quyền lợi nhận được, mức phí...

Xem xét cẩn thận các quy tắc và điều khoản của hợp đồng

Một hợp đồng bảo hiểm thường có rất nhiều quy tắc và điều khoản, tuy nhiên điều này nhằm mục đích đảm bảo tính minh bạch và quyền lợi cho người tham gia khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Vì thế trong 21 ngày cân nhắc hợp đồng bảo hiểm, bạn hãy xem xét cẩn thận các quy tắc và điều khoản của hợp đồng một lần nữa, đặc biệt là các điều khoản loại trừ.

Đừng bỏ qua quyền lợi - nghĩa vụ của “bên mua” - “bên bán”

Như đã đề cập, bạn có quyền điều chỉnh hoặc hủy hợp đồng bảo hiểm trong 21 ngày. Do đó tương tự điều khoản và các quy tắc, bạn cũng nên đọc kỹ quyền lợi và nghĩa vụ của “bên mua” và “bên bán” một lần nữa, xem tất cả thông tin đã hợp lý, rõ ràng chưa.

Một số câu hỏi có thể giúp bạn xem xét mục này kỹ hơn:

  • Các sản phẩm bổ trợ có đúng nhu cầu của bạn?

  • Số tiền bồi thường của mỗi quyền lợi đã đủ theo mong muốn của bạn chưa? Liệu nó quá cao hay hay quá thấp?

  • Nếu có xảy ra tranh chấp quyền lợi, công ty bảo hiểm sẽ giải quyết như thế nào?

  • Lãi suất (nếu có) của sản phẩm được tính như thế nào?

  • ...

Bài viết trên là những thông tin chi tiết và cụ thể về luật kinh doanh bảo hiểm 21 ngày cân nhắc. Nếu có những câu hỏi và thắc mắc cần giải đáp xoay quanh các vấn đề pháp lý, hãy liên hệ Công ty Luật ACC để được tư vấn và hỗ trợ về những vấn đề này. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo