Luật khiếu nại tố cáo hiện hành [Cập nhật Chi tiết 2024]

Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Việc cập nhật, nắm bắt các thông tin mới nhất về tố cáo và giải quyết tố cáo là vô cùng cần thiết. Bài viết dưới đây, ACC cung cấp cho quý bạn đọc thông tin về Luật khiếu nại tố cáo hiện hành [Cập nhật Chi tiết 2023].

1. Giới thiệu về luật khiếu nại tố cáo hiện hành.

Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Như vậy thì luật khiếu nại tố cáo hiện hành là gì? Luật khiếu nại tố cáo hiện hành bao gồm những gì? Quy định của pháp luật về luật khiếu nại tố cáo hiện hành. Để tìm hiểu hơn về luật khiếu nại tố cáo hiện hành các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về luật khiếu nại tố cáo hiện hành nhé.

luat-khieu-nai-to-cao-hien-hanh

Luật khiếu nại tố cáo hiện hành

2. Tố cáo là gì?

Căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành về tố cáo là Luật Tố cáo 2018 tại Khoản 1 Điều 2 luật này quy định về khái niệm tố cáo như sau:

Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

  • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
  • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

3. Hành vi tố cáo.

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các đối tượng sau đây:

  • Cán bộ, công chức, viên chức; người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
  • Người không còn là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian là cán bộ, công chức, viên chức; người không còn được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
  • Cơ quan, tổ chức.

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào về việc chấp hành quy định của pháp luật, trừ hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

4. Áp dụng pháp luật về tố cáo.

Căn cứ theo quy định Luật Tố cáo 2018 về áp dụng pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo như sau:

  • Tố cáo và giải quyết tố cáo được áp dụng theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Trường hợp luật khác có quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của luật đó.
  • Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác và tin báo về tội phạm được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

5. Nguyên tắc giải quyết tố cáo

Nguyên tắc giải quyết tố cáo được quy định như sau:

  • Việc giải quyết tố cáo phải kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật.
  • Việc giải quyết tố cáo phải bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.

6. Kết luận luật khiếu nại tố cáo hiện hành.

7. Câu hỏi thường gặp

 So sánh giữa khiếu nại và tố cáo?

Tố cáo là hành động nhằm bảo vệ và ngăn chặn khả năng vi phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Những việc làm trái pháp luật không phải chỉ của cán bộ, công chức nhà nước mà của cả các cơ quan, tổ chức. Những hành vi trái pháp luật thường bị công dân phát hiện và báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, phòng ngừa hành vi vi phạm pháp luật và xử lý người vi phạm.
Khiếu nại là hoạt động nhằm bảo vệ hoặc khôi phục các quyền hoặc lợi ích của chính chủ thể khiếu nại khi bị vi phạm, do đó nếu các quyền này bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại sẽ dẫn đến khiếu nại.

Ai có quyền tố cáo?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật tố cáo thì chỉ có công dân mới có quyền tố cáo về những hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.

Khi tố cáo thì người tố cáo cần phải làm gì?

Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ hoặc hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước thì người tố cáo có thể viết đơn hoặc trực tiếp đến trình bày với cơ quan có thẩm quyền.

Yêu cầu về đơn tố cáo?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Luật tố cáo, đơn tố cáo gồm những nội dung sau: - Ngày, tháng, năm tố cáo; - Họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; - Nội dung tố cáo. Đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của từng người tố cáo, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người đại diện cho những người tố cáo để phối hợp khi có yêu cầu của người giải quyết tố cáo.

Trên đây là một số nội dung tư vấn cơ bản của chúng tôi về luật khiếu nại tố cáo hiện hành và cũng như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến luật khiếu nại tố cáo hiện hành. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về luật khiếu nại tố cáo hiện hành đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về luật khiếu nại tố cáo hiện hành thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo