Hệ thống pháp luật của Việt Nam ta rất rộng lơn bao gồm cả những luật chung như Hiến pháp, Luật dân sự,... và những ngành luật riêng như Luật Thương mại, Luật đất đai, Luật Lao động,.. và trong số đó có Bộ Luật hình sự. Vậy luật hình sự là gì và pháp luật đặt ra những thiết chế gì đối với tội phạm hình sự. Ngay sau đây xin mời các bạn cùng tìm hiểu thông qua bài viết này.
1. Khái niệm luật hình sự là gì
Về khái niệm, có thể hiểu rằng luật hình sự là ngành luật trong hệ thống pháp luật có đối tượng và phương pháp điều chỉnh đặc biệt, tuân theo các nguyên tắc và thực hiện các nhiệm vụ riêng.
Với tính chất là ngành luật, luật hình sự được hiểu là hệ thống các quy phạm pháp luật xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm và quy định hình phạt cũng như biện pháp hình sự phi hình phạt có thể áp dụng cho các tội phạm đó.
Hình phạt và biện pháp hình sự phi hình phạt tuy cùng thuộc các biện pháp hình sự nhưng hình phạt vẫn được xem là biện pháp hình sự đặc trưng có tính "truyền thống". Do vậy, thường có sự "vô tình" đồng nhất giữa hình phạt với các biện pháp hình sự.
2. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật hình sự là gì
Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự
Đối tượng điều chỉnh của ngành luật hình sự trước hết là quan hệ xã hội giữa Nhà nước và người phạm tội. Khi có sự kiện tội phạm xảy ra, một loại quan hệ xã hội đặc biệt giữa Nhà nước và chủ thể đã gây ra sự kiện tội phạm đó được phát sinh. Pháp luật hình sự điều chỉnh các quan hệ xã hội này qua việc xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý của 2 chủ thể: Nhà nước và người phạm tội.
Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là quan hệ xã hội có tính đặc thù. Quy phạm pháp luật hình sự không chỉ xác định quyền và nghĩa vụ pháp lí của các chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự mà còn là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người có phải là tội phạm hay không.
Phương pháp điều chỉnh của luật hình sự
Xuất phát từ đặc điểm của đối tượng điều chỉnh cũng như nội dung quyền, nghĩa vụ pháp lí của các chủ thể trong quan hệ pháp luật hình sự, có thể rút ra phương pháp điều chỉnh của ngành luật hình sự là phương pháp mệnh lệnh - phục tùng.
Như vậy, các quy phạm pháp luật hình sự đều có cách thức tác động chung là bắt buộc người phạm tội cũng như pháp nhân thương mại trong trường hợp nhất định phải thực hiện nghĩa vụ pháp lí là trách nhiệm hình sự
Trong trường hợp pháp nhân thương mại cùng phải chịu trách nhiệm hình sự với cá nhân về tội phạm đã xảy ra, Nhà nước có quyền buộc pháp nhân thương mại phải chịu hình phạt, pháp nhân thương mại có nghĩa vụ pháp lí phải chấp hành hình phạt.
3. Chức năng của luật hình sự là gì
Chức năng chống và phòng ngừa tội phạm
Chống tội phạm và phòng ngừa tội phạm là 2 hoạt động tuy có nội dung khác nhau nhưng không tách rời nhau. Chống tội phạm là hoạt động trực diện với tội phạm, hoạt động phát hiện, điều tra, truy tố và xét xử tội phạm. Phòng ngừa tội phạm bao gồm nhiều hoạt động khác nhau nhằm ngăn ngừa không để cho tội phạm xảy ra và đều có quan hệ mật thiết với hoạt động chống tội phạm.
Chức năng bảo vệ
Theo Điều 8 Bộ Luật Hình sự số 100/2015/QH13, đối tượng bảo vệ của luật hình sự là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
Chức năng giáo dục
Việc xử phạt người phạm tội còn nhằm mục đích giáo dục nói chung, ngành luật hình sự không chỉ là công cụ răn đe người phạm tội mà còn răn đe cả những người khác qua đó và qua đó giáo dục người phạm tội cũng như mọi người về việc tuân thủ pháp luật, tránh các hành vi phạm tội.
Xem thêm bài viết chủ thể của tội phạm là gì
Trên đây là một số kiến thức pháp lý chúng tôi đưa ra để có thể giúp các bạn hiểu được pháp luật hình sự là gì, hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về pháp luật. Nếu các bạn cần luật sư tư vấn trực tiếp thì hãy liên hệ trực tiếp cho chúng tôi:
- Email: [email protected]
- Hotline: 1900 3330
- Zalo: 084 696 7979
Nội dung bài viết:
Bình luận