Quy phạm pháp luật hành chính và quy phạm pháp luật tố tụng hành chính mặc dù đều là những quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành và đều điều chỉnh những các quan hệ xã hội theo ý chí của Nhà nước nhưng vẫn có nhiều điểm tồn tại khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc nội dung so sánh giữa luật hành chính và luật tố tụng hành chính.
1. Khái niệm luật hành chính và luật tố tụng hành chính
1.1 Khái niệm luật hành chính
Luật hành chính là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành điều chỉnh những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
1.2 Khải niệm luật tố tụng hành chính
Luật tố tụng hành chính là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước ta, tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tố tụng hành chính phát sinh giữa Tòa án với những người tham gia tố tụng, những người tiến hành tố tụng trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án hành chính nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan và tổ chức.
2. Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính và luật tố tụng hành chính
2.1 Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính
Luật hành chính khi điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành sử dụng phương pháp mệnh lệnh phục tùng. Bởi vì bản thân hoạt động quản lý nhà nước mang bản chất là tính quyền uy do các bên tham gia quan hệ có địa vị không bình đẳng với nhau về ý chí: một bên ra lệnh, bên kia phải phục tùng.
Tuy vậy trong những trường hợp đặc biệt luật hành chính cũng sử dụng phương pháp thỏa thuận, như trong trường hợp ban hành các quyết định liên tịch, ký kết và thực hiện các hợp đồng hành chính. Quan hệ giữa các bên tham gia ký kết là quan hệ bình đẳng, trong quá trình thỏa thuận với nhau để đi đến ký kết không ai có quyền ra lệnh, ép buộc ai.
2.2 Phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng hành chính
Luật tố tụng hành chính có hai phương phá điều chỉnh:
– Phương pháp quyền uy, phụ thuộc thể hiện trong mối quan hệ giữa Tòa án với các chủ thể khác;
– Phương pháp bình đẳng thể hiện trong mối quan hệ giữa các đương sự trong cùng một vụ án. Các đương sựhoàn toàn bình đẳng khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, mà Tòa án nhân dân là chủ thể bảo đảm thực hiện sự bình đẳng đó.
3. Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính và luật tố tụng hành chính
3.1 Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính
Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính Việt Nam là những quan hệ xã hội chủ yếu và cơ bản hình thành trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, hay nói khác hơn đối tượng điều chỉnh của luật hành chính là những quan hệ xã hội hầu hết phát sinh trong hoạt động chấp hành và điều hành của nhà nước. Nhìn chung, đối tượng điều chỉnh của luật hành chính bao gồm những vấn đề sau:
– Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước.
– Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động xây dựng, tổ chức công tác nội bộ của các cơ quan nhà nước khác (như Tòa án, Viện kiểm sát).
– Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước khác hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
3.2 Đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng hành chính
Trong lĩnh vực tố tụng hành chính, khi Tòa án giải quyết các vụ án hành chính thì phát sinh các quan hệ giữa Tòa án với Viện kiểm sát, các đương sự và với những người tham gia tố tụng khác. Các quan hệ này xuất hiện từ khi có cá nhân, cơ quan Nhà nước, tổ chức (tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân) gọi chung là người khởi kiện nộp đơn kiện đến Tòa án có thẩm quyền và được Tòa án thụ lý giải quyết, và quan hệ này tồn tại cho đến khi việc giải quyết vụán kết thúc.
Như vậy, đối tượng điều chỉnh của Luật tố tụng hành chính là các quan hệ xã hội phát sinh giữa Tòa án nhân dân với Viện kiểm sát nhân dân, các cá nhân, cơ quan Nhà nước, tổ chức trong quá trình Tòa án giải quyết các vụ án hành chính để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan Nhà nước, tổ chức này.
4. Quan hệ pháp luật hành chính và luật tố tụng hành chính
4.1 Quan hệ pháp luật hành chính
Quan hệ pháp luật hành chính là những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động chấp hành – điều hành được điều chỉnh bởi quy phạm pháp luật hành chính giữa các bên chủ thể tham gia mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính.
4.2 Quan hệ pháp luật tố tụng hành chính
Pháp luật tố tụng hành chính nước ta quy định đương sự có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, Viện kiểm sát có quyền khởi tố vụ án hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần, nếu không có ai khởi kiện.
Quan hệ pháp luật tố tụng hành chính là quan hệ xã hội phát sinh giữa Tòa án, Viện kiểm sát với các đương sự và những người tham gia tố tụng khác trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án hành chính và được các quy phạm pháp luật tố tụng hành chính điều chỉnh.
Trên đây là nội dung về so sánh luật hành chính và luật tố tụng hành chính. Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc, khó khăn có thể liên hệ với công ty Luật ACC để được hỗ trợ, tránh các vấn đề ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của bạn.
Liên Hệ Với Chúng Tôi
Vui lòng để lại thông tin, ACC sẽ gọi lại ngay
Theo dõi facebook Công ty Luật ACC
Bài viết liên quan: